Những nguy cơ về sinh sản của phụ nữ thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì có xu hướng mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và lượng đường trong cơ thể dao động bất thường. Hơn nữa, họ thường mau mệt và thiếu năng lượng, khi làm những việc đơn giản nhất. Đặc biệt, phụ nữ thừa cân, béo phì còn đối mặt với những rắc rối về sinh sản.

Phụ nữ thừa cân, béo phì dễ đối mặt với nhiều rắc rồi về sinh sản - Ảnh: Interneth họa

Phụ nữ thừa cân, béo phì dễ đối mặt với nhiều rắc rồi về sinh sản - Ảnh: Interneth họa

Khó thụ thai

Phụ nữ béo phì khó thụ thai do chất béo tích tụ xung quanh vùng bụng cơ thể. Nó cản đường của trứng với một tinh trùng khỏe mạnh. Chất béo bao quanh tử cung và buồng trứng cũng gây khó khăn cho thụ thai và sinh con. Ngay cả phụ nữ có chu kỳ rụng trứng bình thường cũng gặp vấn đề về sinh sản nếu béo phì.

Kinh nguyệt thất thường

Kinh nguyệt đều đặn là điều cần thiết ở phụ nữ béo phì nếu muốn thụ thai. Nhưng hầu hết phụ nữ béo phì thường có chu kỳ kinh nguyệt thất thường nên rất khó khăn để lên kế hoạch thụ thai.

Khó rụng trứng

Khác với nhận định phụ nữ béo phì vẫn có thể rụng trứng theo kế hoạch và đúng lúc, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy điều này hoàn toàn ngược lại.

Phụ nữ thừa cân, béo phì thường có kinh nguyệt thất thường - Ảnh: Internet

Nguy cơ sẩy thai cao

Nguy cơ sẩy thai là kết quả của béo phì đối với khả năng sinh sản và mang thai. Lượng chất béo dư thừa bao quanh tử cung gây sức ép cho sự phát triển bào thai đồng thời dẫn đến những vấn đề về sức khỏe dinh dưỡng cho thai nhi.

Hội chứng buồng trứng đa năng

Hội chứng này là sự mất cân bằng các hormone. Nó phá vỡ hoạt động bình thường của chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng, từ đó dẫn đến vô sinh.

Gia tăng oestrogen

Oestrogen là hormone cần thiết cho thụ thai và sinh con ở phụ nữ. Oestrogen tăng quá mức có thể làm hormone androgen tăng theo, gây dư thừa androgen, ảnh hưởng đến sinh sản và mang thai, phá vỡ chu kỳ rụng trứng hằng tháng. Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ béo phì.

Khả năng điều trị vô sinh thường giảm sút ở phụ nữ thừa cân, béo phì - Ảnh: Internet

Giảm khả năng điều trị vô sinh

Ảnh hưởng khác của béo phì là giảm khả năng điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm và những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.

Thai quá ngày

Thai kéo dài quá giới hạn 38-42 tuần là nguy cơ phổ biến ở phụ nữ béo phì.

Kháng leptin

Leptin là một protein hiện hữu trong cơ thể giúp bình ổn thể trọng và sinh sản. Tuy nhiên, ở phụ nữ béo phì protein leptin lại mất hiệu lực và dẫn đến những khó khăn về sinh sản.

Các bất ổn khác

Phát triển tiểu đường thai kỳ suốt thời gian mang thai nhiều hơn so với người có thể trọng bình thường.

Do ảnh hưởng của thể trọng họ cũng gặp phải trở ngại khi sử dụng một số thuốc giảm đau chẳng hạn khi gây tê khối u ngoài màng cứng.

Nhiễm trùng các bệnh đường tiết niệu là nguy cơ khó tránh khỏi khi mang thai. Họ cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản dù sinh mổ hoặc sinh thường.

Tăng nguy cơ nghẽn mạch ở mức nghiêm trọng.

Sinh con nặng cân và có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn bình thường.

Tiềm ẩn rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng như thở liên tục rồi ngừng lại và bắt đầu thở (ngừng thở khi ngủ). Đặc biệt khi mang thai, tình trạng này càng trầm trọng hơn.

Con dễ mắc bệnh mạn tính như tim mạch hoặc tiểu đường khi lớn lên.

Thùy Như

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/me-con-c-143/nhung-nguy-co-ve-sinh-san-cua-phu-nu-thua-can-beo-phi-122977.html