Những người sống sót lo sợ thảm họa Hiroshima bị lãng quên

75 năm trôi qua nhưng thảm họa Hiroshima bị ném bom nguyên tử vẫn khắc sâu trong tâm trí của những người may mắn sống sót.

Bà Koko Kondo, 75 tuổi, đã sống nhiều năm trong thù hận. Từng trực tiếp chứng kiến vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima, bà Kondo luôn mong ước tìm ra những người chịu trách nhiệm cho thảm kịch này. Ảnh: AP.

Bà Koko Kondo, 75 tuổi, đã sống nhiều năm trong thù hận. Từng trực tiếp chứng kiến vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima, bà Kondo luôn mong ước tìm ra những người chịu trách nhiệm cho thảm kịch này. Ảnh: AP.

Năm 10 tuổi, bà Koko Kondo tham gia chương trình truyền hình của Mỹ với tư cách là người sống sót sau sự kiện Hiroshima. Khi ấy, bà đã dành cái nhìn thù hận cho một vị khách mời khác, đại úy Robert Lewis, phi công lái máy bay B-29 thả bom xuống Hiroshima. Ảnh: AP.

Cũng trong chương trình này, phi công Robert Lewis chia sẻ về giây phút nhấn nút thả bom: “Từ trên cao, tôi nhìn xuống thành phố Hiroshima bị san phẳng. Tất cả những gì tôi nghĩ được là: Chúa ơi, chúng ta đã làm gì thế này?”. Những giọt nước mắt hối hận của phi công Lewis đã xoa dịu lòng thù hận của bà Kondo. Ảnh: AP.

Ông Lee Jong Kuen, một người Hàn sinh ra tại Nhật Bản, không cho ai biết mình là người sống sót trong thảm họa bom nguyên tử. Ông giữ bí mật này suốt 70 năm, thậm chí không chia sẻ với vợ và luôn lo lắng bị phát hiện. Giờ đây, ông đang nỗ lực làm sáng tỏ câu chuyện của mình, giúp mọi người hiểu rõ tình trạng kỳ thị người Hàn Quốc sống tại Nhật. Ảnh: AP.

75 năm trước, bán đảo Triều Tiên là thuộc địa của Nhật Bản. Hàng trăm nghìn công nhân Hàn Quốc phải làm việc không lương tại các khu mỏ và nhà máy ở Hiroshima. Có khoảng 20.000 người Hàn Quốc, giống như cha mẹ của ông Lee Jong Kuen, thiệt mạng trong thảm họa bom nguyên tử. Ảnh: AP.

Những vết sẹo trên cơ thể bà Michiko Kodama, 82 tuổi, đã mờ dần song ký ức về sự kiện Hiroshima vẫn còn. “Đối với tôi, cuộc chiến chưa hề kết thúc. Chúng tôi vẫn tiếp tục chịu đựng ảnh hưởng của phóng xạ trong khi vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại”. Ảnh: AP.

Chỉ vài tuần sau vụ ném bom, anh em họ và cha mẹ của bà Kodama đều ra đi vì bị ung thư hoặc nhiễm phóng xạ. Bà luôn sống trong lo sợ vì nghĩ rằng mình là người tiếp theo. Song thiệt hại nặng nề nhất đối với bà là sự phân biệt đối xử từ những người xung quanh. Ảnh: AP.

Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima treo hoa giấy cho các nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thảm họa Hiroshima, nhiều du khách ghé thăm bào tàng để tưởng nhớ các những người dân xấu số. Ảnh: AP.

Tòa nhà Mái vòm tại Hiroshima được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1996. UNESCO đưa ra quyết định này nhằm kêu gọi một thế giới phi hạt nhân và ủng hộ nền hòa bình thế giới. Ảnh: AP.

Uyên Uyên

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-nguoi-song-sot-lo-so-tham-hoa-hiroshima-bi-lang-quen-post1116238.html