Những người bị quai bị rồi có bị lại không?

Quai bị hay còn gọi là bệnh má chàm hàm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng. Vậy những người bị quai bị rồi có bị lại không?

NỘI DUNG::::::

1. Đã từng bị quai bị rồi có bị lại không?
2. Tại sao bị quai bị rồi không bị lại?

Bệnh quai bị có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho cả trẻ em và người lớn. Những người bị quai bị rồi có bị lại không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

1. Đã từng bị quai bị rồi có bị lại không?

Là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, quai bị có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, dùng chung đồ vật với những người mắc bệnh, có thể gây thành đại dịch, tác động tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.

Tuy không đe dọa tới tính mạng, nhưng quai bị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó biến chứng phổ biến và thường găp nhất chính là biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới, từ đó có khả năng dẫn tới vô sinh, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cược sống người bệnh.

Vì những nguyên nhân này mà những người mắc bệnh quai bị thường rất lo lắng? Bị quai bị rồi sau đó người bệnh có bị lại không trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nhắc tới căn bệnh này.

Những người bị quai bị rồi không bị quai bị lại nữa vì đã có kháng thể miễn dịch với bệnh- Ảnh Internet.

Những người bị quai bị rồi không bị quai bị lại nữa vì đã có kháng thể miễn dịch với bệnh- Ảnh Internet.

Theo các nghiên cứu và các bác sĩ, câu trả lời cho câu hỏi những người đã từng bị quai bị rồi thì không bị lại. Bởi vì, khi đã từng mắc quai bị 1 lần thì không bị lại nữa vì quai bị được biết đến là căn bệnh chỉ mắc một lần duy nhất trong đời.

2. Tại sao bị quai bị rồi không bị lại?

Sở dĩ những người đã mắc quai bị không bị lại lần hai là vì sau khi bị nhiễm bệnh quai bị, cơ thể người bệnh sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Các bác sĩ cho biết các kháng thể này được duy trì ở nồng độ thấp nhưng chúng vẫn có tác dụng bảo vệ, mang đến khả năng miễn dịch với căn bệnh quai bị suốt đời.

Do đó, những đối tượng từng nhiễm bệnh quai bị hoàn toàn có thể yên tâm là sẽ không nhiễm bệnh lần nào nữa.

Điều cần lưu ý là quai bị thường rất dễ nhầm lần với hai căn bệnh là viêm tuyến nước bọt và sỏi tuyển nước bọt. Hai căn bệnh này rất dễ tái phát, cản trở tuyến nước bọt nên dễ gây sưng phù – một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh quai bị. Vì vậy, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng bệnh quai bị có thể tái phát nhiều lần trong đời.

Tuy nhiên, như đã nói, quai bị không tái phát nếu như đã nhiễm bệnh trước đó. Vì thế, nếu sau khi chữa trị khỏi bệnh mà có các triệu chứng gần giống quai bị, chúng ta cần đi thăm khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe gặp phải mà có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Dù quai bị là bệnh lành tính nhưng cũng có thể xảy ra nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời - Ảnh Internet

Tuy hầu như không thể bị lại lần hai nhưng quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng cũng có thể xảy ra nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị bạn không nên bỏ qua:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác;

- Giữ gìn môi trường sống thông thoáng sạch sẽ, chú ý vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ.

- Để ngăn ngừa nguy cơ bị lây bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và những địa điểm có khả năng lây bệnh cao như trường học, bệnh viện…

- Tiêm phòng là cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất. Ai cần tiêm vắc xin quai bị? Hướng dẫn chăm sóc sau tiêm vắc xin quai bị.

Nắm vững các biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị là điều cực kì cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình và xã hội.

Ngọc Điệp

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nhung-nguoi-bi-quai-bi-roi-co-bi-lai-khong-412021347118501.htm