Những ngân hàng nào đủ năng lực bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai?

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 2401/QĐ-NHNN về việc công bố thông tin về danh sách các ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Theo đó, có tổng cộng 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Trong đó, đáng chú ý như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương, Ngoại thương...

Danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực cụ thể gồm:

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân

Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Công thương

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV ANZ Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Hong Leong Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV HSBC Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Shinhan Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Standard Chartered Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Woori Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV CIMB Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV UOB Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Public Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Indovina

Ngân hàng liên doanh Việt - Nga.

Tuy nhiên, có thể thấy, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn vì bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai chưa hẳn đã an toàn tuyệt đối. Bởi theo nội dung của bảo lãnh bất động sản, ngân hàng bảo lãnh chỉ có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ. Như vậy, người thụ hưởng bảo lãnh mua nhà chỉ được giao nhà ở đúng tiến độ, còn chất lượng sản phẩm không được bảo đảm. Theo đó, không thể tránh khỏi những rủi ro sau đó.

Để hạn chế những rủi ro, ngoài việc đáp ứng các quy định pháp luật, chủ đầu tư và người mua nhà cần nghiên cứu cặn kẽ các điều kiện của dự án trước khi mua nhà.Để hạn chế rủi ro này, luật nhà ở 2014 và luật kinh doanh 2014 đã có những quy định rất rõ ràng, để làm sao cho dòng vốn góp người mua nhà thể hiện công khai và minh bạch hơn.

Mai An

Nguồn ANTT: http://antt.vn/nhung-ngan-hang-nao-du-nang-luc-bao-lanh-nha-o-hinh-thanh-trong-tuong-lai-216859.htm