Những nàng công chúa nhà Đường thà đi tu chứ không lấy chồng

Để tự bảo vệ bản thân mình, các nàng công chúa lựa chọn con đường tu hành, từ chối chuyện kết hôn lập gia đình và biến thành con cờ chính trị.

Có câu "Con gái đế vương chẳng lo lấy chồng" ý chỉ thân phận công chúa vô cùng cao quý, là cành vàng lá ngọc. Thời xưa, không chỉ có phụ nữ mơ tưởng bay lên cành cao hóa thành phượng hoàng khi trở thành thành viên hoàng thất mà một số thanh niên trai tráng cũng ôm chí cưới được công chúa, trở thành phò mã, từ đó về sau cuộc sống một bước lên mây.

Thế nhưng, thời nhà Đường lại là trường hợp đặc biệt. Rất nhiều vị công chúa tình nguyện xuất gia đi tu cũng không muốn kết hôn lập gia đình. Nguyên nhân phía sau ẩn giấu nhiều nỗi niềm khó nói.

13 công chúa đi tu

Theo ghi chép, triều đại nhà Đường có tổng cộng 13 nàng công xuất gia đi tu. Ngay cả Võ Tắc Thiên trước khi trở thành hoàng hậu cũng từng là một ni cô ở chùa Cảm nghiệp.

Mặc dù mỗi nàng công chúa lại có những lý do khác nhau khi lựa chọn xuất gia đi tu, trở thành ni cô nhưng hầu hết họ đều không phải xuất phát từ sự tự nguyện hay lòng thành một mực muốn theo con đường tu hành. Đa số những nàng công chúa này chọn đi tu để trốn tránh chuyện lấy chồng.

Thực tế, thân làm công chúa, tuy sinh ra đã được hưởng vinh hoa phú quý hơn người nhưng dù có xinh đẹp, tài giỏi đến đâu, họ cũng không được làm chủ vận mệnh của mình.

Mặc dù mỗi nàng công chúa lại có những lý do khác nhau khi lựa chọn xuất gia đi tu, trở thành ni cô nhưng hầu hết họ đều không phải xuất phát từ sự tự nguyện hay lòng thành một mực muốn theo con đường tu hành. Đa số những nàng công chúa này chọn đi tu để trốn tránh chuyện lấy chồng.

Thực tế, thân làm công chúa, tuy sinh ra đã được hưởng vinh hoa phú quý hơn người nhưng dù có xinh đẹp, tài giỏi đến đâu, họ cũng không được làm chủ vận mệnh của mình.

Công chúa đi tu để né hôn nhân chính trị

Những cuộc hôn nhân của công chúa thường mang một sứ mệnh chính trị. Đây là vấn đề mà tất cả các nàng công chúa đều phải đối mặt.

Rất nhiều nàng công chúa xinh đẹp như tiên, giỏi giang xuất chúng nhưng đến tuổi cập kê cũng sẽ bị đẩy ra ngoài, buộc phải bước vào hôn nhân chính trị. Cụ thể hơn, họ phải lấy chồng xa xứ, tới những phiên bang để đổi lấy hòa bình cho đất nước, biên cương.

Tuy vậy, cùng với sự hỗn loạn chính trị liên miên, hơn nữa thời nhà Đường, trong triều luôn có hoạn quan tham gia vào các chuyện chính sự, khiến cục diện lẫn lộn đúng sai.

Nội bộ có sự ly khai, bên ngoài các chư hầu lại cát cứ, nổi loạn rất nghiêm trọng, chấp nhận hòa thân để đổi lấy hòa bình cho đất nước thì những vị công chúa đáng thương cũng khó có thể sống một cuộc đời yên ấm, vui vẻ.

Nhận thức được điểm này, để bảo đảm hoàng quyền và có thêm tự do, các nàng công chúa đành lựa chọn con đường tu hành, từ chối chuyện kết hôn lập gia đình, biến thành con cờ chính trị, tự bảo vệ bản thân mình.

Ngoài ra, nhiều công chúa viện cớ xuất gia đi tu, xuất thế nhập đạo nhưng thực chất họ chỉ muốn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống tự do không ai quản thúc. Một số công chúa còn có yêu đương vụng trộm với người mình có cảm tình.

Hơn nữa, thời Đường có xã hội cởi mở, rất thoáng trong chuyện yêu đương, không ít các công chúa của thời Đường nổi tiếng hư hỏng, bừa bãi. Trong đó, nổi tiếng nhất là công chúa Cao Dương, con gái của Đường Thái Tông, có quan hệ bất chính với nhà sư Biện Cơ.

Ngay cả khi các hoàng đế của nhà Đường, bao gồm Đường Thái Tông, Đường Hiến Tông, Đường Tuyên Tông không ngừng vì con gái mà tuyển phò mã với phúc lợi hậu hĩnh thì bởi những lý do trên, đa số con cái của tầng lớp quý tộc, sĩ tộc đều e sợ mà tránh đi.

Theo Danviet

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-nang-cong-chua-nha-duong-tha-di-tu-chu-khong-lay-chong-1494986.html