Những món ăn gì không nên dùng trong tiệc chiêu đãi?

Trong tiệc chiêu đãi, cần chú không nên đưa một số món ăn vào thực đơn chiêu đãi, nhất là trong chiêu đãi khách châu Âu.

Những món ăn gì không nên dùng trong tiệc chiêu đãi?

Những món ăn gì không nên dùng trong tiệc chiêu đãi?

Trong bữa tiệc, món ăn được chế biến từ thịt động vật là phổ biến nhất và rất phong phú. Ngay ở Việt Nam, thịt bò được chế biến thành "thịt bò bảy món" dùng trong các bữa tiệc đãi khách quốc tế. Các món ăn bằng thịt, hiện nay đã được quốc tế hóa, nghĩa là người châu Á ngày càng dùng món của người Âu và ngược lại.

Tuy nhiên, trong khi chiêu đãi các món ăn bằng thịt cũng cần phải chú ý một vài điểm sau:

Người châu Âu thường sử dụng thịt để chế biến các món thịt quay, hầm, rán. Do đó, khi đãi khách châu Âu cần chú ý bớt những món thịt luộc, không nên đãi khách các món tiết canh, lòng lợn, chỉ nên đãi các món này trong trường hợp khách là bạn thân thiết và có yêu cầu.

Về gia vị, trong các món ăn nói chung, nên tránh các loại gia vị quá cay, tránh những món thịt nấu với gia vị như riềng, mẻ, mắm tôm.

Trường hợp đặc biệt, khách là người Việt Nam được người châu Âu chiêu đãi thì nên tránh đề nghị chủ nhà cho ăn món chim bồ câu. Nhưng nếu chủ bữa tiệc là người Việt Nam, vẫn có thể chiêu đãi món này và người châu Âu vẫn ăn bình thường. Lý do chính là người châu Âu không có tập quán chủ động giết chim bồ câu làm thịt đãi khách.

Khi chế biến các món ăn, chủ nhà cần phải quan tâm đến vấn đề ăn kiêng của khách.

Khi đãi khách quốc tế là Nguyên thủ Quốc gia, Thủ tướng.. lễ tân nước chủ nhà cần phải có sự trao đổi với lễ tân nước được mời để biết khách kiêng những món gì. Đối với những bữa tiệc trọng thể hay thân mật, chủ nhà cũng nên hỏi trước khách về vấn đề này, đặc biệt đối với khách là những người theo tôn giáo.

Một điểm cần lưu ý nữa là sau khi đã tìm hiểu kỹ về vấn đề ăn kiêng, chủ nhà phải hết sức cẩn thận, khi đưa các món thịt mời khách phải đưa đúng người, đúng chỗ, tránh đưa nhầm lẫn.

Trong khi ăn các món thịt, khách dùng các dụng cụ như dao, dĩa, trừ thịt chim, thịt gà có thể dùng tay, nhưng nhất thiết phải có bát nước rửa tay như khi ăn các món tôm, cua.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/nhung-mon-an-gi-khong-nen-dung-trong-tiec-chieu-dai-132262.html