Những mẹo giúp phòng chống béo phì ở trẻ

WHO chỉ ra, đến năm 2045, 22% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh béo phì nếu xu hướng tập trung cung cấp chất béo cho trẻ nhỏ vẫn được duy trì. Riêng ở Mỹ, năm 2016, đã có khoảng 18% trẻ em trong độ tuổi 5-19 được chuẩn đoán tăng cân và có biểu hiện béo phì. Để ngăn ngừa nguy này có 5 lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc con.

 Chú ý đến sinh hoạt thường ngày trong thời gian mang thai

Chú ý đến sinh hoạt thường ngày trong thời gian mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Anh “The Lancet” hồi tháng 4-2018, trẻ em sinh ra từ những cặp vợ chồng mắc chứng béo phì và từ các bà mẹ sử dụng chế độ ăn uống không cân bằng trong thai kì (bao gồm soda, đồ ăn nhanh) có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn

Điều này chỉ ra, việc có một thực đơn và lối sống lành mạnh trong khi mang thai sẽ góp phần bảo vệ con bạn khỏi căn bệnh thừa cân béo phì

Kiêng đường cho con càng sớm càng tốt: Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra cảnh báo về việc cho trẻ em sử dụng quá nhiều đường khi còn nhỏ

Trong 3 năm đầu sau sinh, bạn nên hạn chế cho con ăn các loại sinh tố hoa quả, cũng như các loại sữa, bánh quy và các loại thực phẩm tương tự để tránh trường hợp trẻ nạp vào cơ thể quá nhiều đường nhưng lại thiếu các dạng chất khác từ trứng, pho mát, các loại trái cây và các loại hạt

Các loại thực phẩm công nghiệp khác như bánh ngọt, sôcôla, bánh mì và ngũ cốc chế biến, pizza, nước trái cây, mứt cũng nên tránh, đặc biệt là đồ ăn chứa fructoza hoặc xi-rô glucose

Dành thời gian tập thể dục cũng là một cách phòng chống béo phì hiệu quả

Cùng các nguy cơ về tim mạch, trẻ em thừa cân trước 5 tuổi sẽ duy trì tình trạng như vậy đến khi chúng lớn

Do đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian tập các bài tập thể dục, thay vì ngồi trước màn hình ti vi, máy tính, mục đích để nâng cao sức khỏe và tạo tấm gương cho con mình, thu hút trẻ nhỏ tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo giấc ngủ cho con

Chế độ ăn uống và tập thể dục không phải là yếu tố duy nhất giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu tới trọng lượng của trẻ, bởi nó làm tăng sự thèm ăn của trẻ với các thức ăn béo và nhiều đường

Trẻ em dưới 18 tuổi dành ít thời gian ngủ hơn mức độ cần thiết có khả năng thừa cân lên đến 53%. Trẻ em từ 13 đến 17 tuổi nên ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, trong khi trẻ em trong nhóm tuổi từ ba đến năm tuổi cần từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày

Khuyến khích trẻ “thiền” cũng là một điều cha mẹ nên lưu ý

Không chỉ làm giảm căng thẳng và lo lắng, hai liệu pháp thiền và thôi miên cũng có hiệu quả trong điều trị nghiện, đặc biệt là chứng nghiện ăn ở trẻ nhỏ

Trong một chương trình nghiên cứu bắt đầu năm 2018 tại Bệnh viện Đại học Rouen (Seine-Maritime Pháp) gần 60 bệnh nhân đã được dạy cách chống lại cơn thèm ăn thông qua kỹ thuật hướng sự chú ý của họ tới thứ khác

Minh Hạnh (Theo AFP)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-meo-giup-phong-chong-beo-phi-o-tre/816952.antd