Những mẫu máy bay đắt giá từng cất cánh trên bầu trời (Phần 1)

Một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất trên thế giới là công nghiệp quốc phòng, trong đó có ngành hàng không vũ trụ. Việc sở hữu công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu là điều mong muốn của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng sở hữu năng lực này. Đó chính là lý do khiến các nước đầu tư hàng tỷ USD vào các hợp đồng mua sắm máy bay, mỗi chiếc có giá từ vài chục, vài trăm triệu đến vài tỷ USD. Dưới đây là một số mẫu máy bay đắt giá từng cất cánh trên bầu trời.

1. McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle

Chiếc F-15E Strike Eagle được thiết kế với ý tưởng từ chiếc F-15 Eagle ban đầu, sản xuất bởi McDonnell Douglas của Boeing. Strike Eagle là một máy bay chiến đấu tấn công đa năng có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.

McDonnell Douglas F 15E Strike Eagle

McDonnell Douglas F 15E Strike Eagle

McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle có giá 138 triệu USD, đi vào hoạt động năm 1989, đến nay vẫn được sử dụng. Lớp ngụy trang tối hơn và thiết kế thùng nhiên liệu phù hợp là những đặc điểm độc đáo khiến McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle trở nên dễ phân biệt.

McDonnell Douglas F 15E Strike Eagle

2. Su-27 Flanker

Su-27 Flanker có giá 41,2 triệu USD, được đưa vào sử dụng sau khi được giới thiệu vào năm 1977. Ban đầu nó được sản xuất để cạnh tranh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ. Nó có ưu thế trên không trong thiết kế, trong khi các biến thể khác của nó thực hiện hầu hết mọi hoạt động tác chiến trên không. 'Flanker' là tên báo cáo được NATO đặt cho Su-27.

Su 27 Flanker

3. EA-18G Growler

Đây là loại máy bay hoạt động trên tàu sân bay, được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến điện tử, thay thế cho dòng EA-6B Prowlers. EA-18G Growler có giá 74,8 triệu USD.

EA 18G Growler

EA-18G Growler được đưa vào hoạt động năm 2009, đến nay vẫn đang được sử dụng. Hơn 90% thiết kế của Growler giống với Super Hornet. Cả hai dòng này đều sử dụng chung hệ thống vũ khí, AESA Radar và khung máy bay.

EA 18G Growler

4. F-14 Tomcat

F-14 Tomcat là dòng chiếc máy bay chiến đấu siêu thanh hai đuôi, hai chỗ ngồi, hai động cơ, được tạo ra bởi Northrop Grumman. Máy bay chiến đấu này được đưa vào biên chế năm 1970 và có giá trị 63,9 triệu USD. Hiện tại đã “nghỉ hưu” năm 2006. Ban đầu Northrop Grumman phát triển nó cho Chương trình Thử nghiệm Máy bay Chiến đấu Hải quân của Hải quân Mỹ.

F-14 Tomcat

5. Panavia Tornado

Panavia Tornado là phi đội máy bay chiến đấu đa chức năng hai động cơ, được tạo ra bởi sự hợp tác giữa Ý, Đức và Anh.

Panavia Tornado

Nó có giá 59,6 triệu USD, cất cánh năm 1979 và được RAF cho “nghỉ hưu” vào năm 2019. Panavia Tornado có ba loại máy bay khác nhau, gồm: ECR (trinh sát/ tác chiến điện tử), IDS (tấn công bằng máy bay đánh chặn) và ADV (máy bay đánh chặn).

6. VH-71 Kestrel

Máy bay quân sự này được đưa vào biên chế năm 2007 và có giá 241 triệu USD. Tuy nhiên, chi phí cao đã khiến nó bị loại bỏ vào năm 2009.

VH 71 Kestrel

Tổng số tiền của 28 chiếc Kestrels lên tới 13 tỷ USD. Lý do ban đầu cho việc chế tạo Lockheed Martin là để hoạt động như một sự thay thế của Hạm đội Vận tải Tổng thống.

VH 71 Kestrel

7. Saab JAS 39 Gripen

Saab JAS 39 Gripen là sản phẩm của công ty Saab - Thụy Điển, là dòng máy bay đa nhiệm, được thiết kế với một động cơ duy nhất. Nó có giá khoảng từ 45 đến 55 triệu USD và được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1988.

Saab JAS 39 Gripen

8. Su-30

Đây là một công trình sáng tạo của Moscow được thiết kế bởi Tập đoàn Hàng không Sukhoi. Nó có khả năng thực hiện nhiệm vụ tiêm kích và cường kích.

Su-30

Ban đầu nó được Liên Xô và Không quân Nga sử dụng, nhưng hiện nay đã có trong biên chế của Không quân Venezuela, Việt Nam và Algeria.

Su- 30

Anh Khôi – Thạch Thảo (Theo Horizon Times)

Mời bạn đọc xem tiếp ở Phần 2.

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/nhung-mau-may-bay-dat-gia-tung-cat-canh-tren-bau-troi-phan-1-13577/