Những mẫu máy bay đắt đỏ nhưng vô dụng của Quân đội Mỹ

Trong những năm 50 của thế kỷ trước, các nhà sản xuất máy bay Mỹ đã 'điên cuồng' phát triển các mẫu máy bay mới cho Quân đội Mỹ, trong số đó đã có không ít mẫu máy bay đắt đỏ và vô dụng đã được ra đời.

Đứng đầu danh sách của mẫu máy bay thất bại đó là Convair YB-60. Vào đầu những năm 1950, Quân đội Mỹ muốn có một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, sử dụng động cơ phản lực để có thể ném bom nguyên tử, tầm bay xuyên lục địa. Nguồn ảnh: Warhistory.

Đứng đầu danh sách của mẫu máy bay thất bại đó là Convair YB-60. Vào đầu những năm 1950, Quân đội Mỹ muốn có một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, sử dụng động cơ phản lực để có thể ném bom nguyên tử, tầm bay xuyên lục địa. Nguồn ảnh: Warhistory.

Hãng chế tạo máy bay Convair đã tiên phong chế tạo loại máy bay ném bom như vậy, trên nền tảng cải tiến máy bay ném bom sử dụng động cơ pít-tông B-36 của Không quân Mỹ và Convair cho rằng, chỉ cần thay động cơ phản lực cho B-36, là đủ để tạo ra một "siêu" máy bay ném bom chiến lược mới. Nguồn ảnh: Warhistory.

Kết quả là YB-60, một con "quái vật" dài 52 mét, sử dụng 8 động cơ phản lực J57. Hai nguyên mẫu đã cất cánh chuyến bay đầu tiên vào tháng 4/1952; YB-60 có thể bay liên tục 4.700 km, với tốc độ trung bình 750 km/h với trọng lượng bom mang theo 36 tấn. Nguồn ảnh: Warhistory.

YB-60 ấn tượng, chắc chắn - nhưng không ấn tượng bằng đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đó chính là máy bay B-52 do Boeing thiết kế; B-52 cũng sử dụng 8 động cơ, nhưng tốc độ bay trung bình đạt 850 km/h; tầm hoạt động 7.200 km và mang được 35 tấn bom. Lực lượng Không quân Mỹ đã hủy bỏ chương trình thử nghiệm YB-60 vào tháng 1/1953, và hiện nay B-52 vẫn còn trong biên chế không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.

Năm 1955, Hải quân và Không quân Mỹ đặt hàng Tập đoàn Máy bay Bell với một ý tưởng "đi trước thời đại", thiết kế một máy bay chiến đấu có tốc độ 2 Mach; có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng. Bell đã đầu tư công sức thiết kế, với sản phẩm mang tên XF-109. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mặc dù chỉ dài 18 mét, nhưng XF-109 sử dụng 6 động cơ phản lực J85, trong đó 4 động cơ được bố trí ở đầu cánh, 2 động cơ ở thân sau và một cặp động cơ hướng xuống phía dưới buồng lái. Về nguyên tắc, thiết kế của XF-109 không khác với máy bay chiến đấu F-35B, mà Lockheed Martin thiết kế cho Thủy quân lục chiến Mỹ 40 năm sau. Nguồn ảnh: Warhistory.

Nhưng rõ ràng XF-109 đã đi trước thời đại; mặc dù Hải quân và Không quân đã hủy bỏ hủy bỏ hợp đồng với Bell vào năm 1961. Sau này, Harrier là máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới, bay lần đầu tiên vào năm 1967. Nguồn ảnh: Warhistory.

Vào tháng 1/1961, nhà thiết kế máy bay huyền thoại của hãng Lockheed, Kelly Johnson, đã gửi một đề xuất cho Không quân Mỹ. Ý tưởng của ông là sử dụng máy bay do thám A-12 (tiền thân của máy bay trinh sát SR-71 Blackbird), mà Kelly đã thiết kế cho CIA và sửa đổi nó thành một máy bay ném bom chiến lược, có tốc độ cực nhanh. Nguồn ảnh: Warhistory.

Không quân Mỹ thích thú với ý tưởng máy bay ném bom RB-12, có tốc độ Mach-3 này; RB-12 cũng sử dụng khung thân bằng titan, giống như mẫu trinh sát A-12; mẫu ném bom chỉ khác là lắp thêm radar cực mạnh và trang bị tên lửa không đối đất có lắp đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Warhistory.

Kế hoạch của Không quân Mỹ là cho máy bay RS-12 thâm nhập không phận của Liên Xô ở tốc độ Mach 3.2 và bay ở độ cao 24.000 mét. Khi đến cách mục tiêu 80 km, RS-12 sẽ phóng một tên lửa duy nhất mang theo và nhanh chóng cơ động ra khỏi không phận Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tuy nhiên cuối cùng Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy bỏ chương trình máy bay ném bom RS-12 vì lý do chi phí, vì lúc này, tên lửa đạn đạo đang bắt đầu thay thế máy bay ném bom có người lái. Không quân cuối Mỹ cùng đã có được phiên bản trinh sát SR-71 từ phiên bản A-12 và sử dụng nó đến cuối những năm của thập niên 1990. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trong những năm 1960, Lục quân Mỹ ngày càng phát ngán vì sự phụ thuộc vào máy bay của Không quân Mỹ, do những loại máy bay chiến đấu này không phù hợp cho các nhiệm vụ yểm trợ tầm gần. Lục quân Mỹ muốn một loại máy bay có thể cất cánh thẳng đứng, cũng có thể bay lơ lửng và quan trọng là có thể hỗ trợ hỏa lực tầm gần. Nguồn ảnh: Warhistory.

Convair, một công ty nổi tiếng với những thiết kế mạo hiểm, đã đáp ứng yêu cầu của Lục quân Mỹ với thiết kế động cơ phản lực XFY-1 đặt ở đuôi và động cơ cánh quạt phía mũi. Thiết kế này có vẻ ngoài kỳ lạ, nhưng Convair tin rằng nó là cấu hình hoàn hảo, cho một chiếc máy bay kết hợp giữa trực thăng với một máy bay cánh cố định. Nguồn ảnh: Warhistory.

Một trong những thách thức lớn nhất của Convair là tạo ra một buồng lái nghiêng, để phi công không phải "nằm ngửa" khi cất và hạ cánh. Điều này đòi hỏi thiết kế thân máy bay rất phức tạp; ghế lái của phi công có bản lề và sẽ tự động xoay ngang khi máy bay cất cánh khỏi mặt đất. Tuy nhiên mẫu thiết kế XFY-1 của Convair không được Lục quân Mỹ chấp nhận. Nguồn ảnh: Warhistory.

Vào cuối những năm 1960, Lockheed dự đoán nhu cầu máy bay chiến đấu trên toàn thế giới khoảng 7.500 chiếc; năm 1971, công ty bắt đầu đưa ra đề xuất về một phiên bản CL-1200 Lancer cải tiến, an toàn hơn của phiên bản tốc độ nhưng hay gây tai nạn là F-104. Nguồn ảnh: Warhistory.

Với những cải tiến như tăng diện tích cánh chính và cánh đuôi, dịch chuyển cánh đuôi xuống thấp hơn trên thân máy bay, sửa cửa hút động cơ, tăng thêm dung tích nhiên liệu bên trong và thay thế động cơ J79 bằng động cơ TF33. Về lý thuyết, CL-1200 có khả năng cơ động cao và dễ điều khiển hơn F-104. Nguồn ảnh: Warhistory.

Lockheed đã đưa CL-1200 vào cuộc thi nhằm chọn ra một chiếc máy bay chiến đấu xuất khẩu cho các đồng minh của Mỹ. Nhưng chiếc F-5E của Northrop đã chiến thắng trong cuộc thi, và Lockheed đã loại bỏ khái niệm CL-1200, chỉ sản xuất một bản mô phỏng của chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cận cảnh máy bay XFY-1 với thiết kế cực độc cất cánh thử.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-mau-may-bay-dat-do-nhung-vo-dung-cua-quan-doi-my-1474111.html