Những mánh lới làm thay đổi thế giới

Mặc dù Chúa Jesus sinh ra ở Trung Đông, nhưng hầu hết mọi bức tranh và hình ảnh con chiên của Đức Chúa trời mà người ta thường thấy lại là một người đàn ông da trắng như tuyết, tóc vàng lượn sóng… như những người da trắng điển hình.

Lá thư giả

Hình ảnh này bắt nguồn từ một bức thư được viết nhiều thế kỷ sau khi chúa Jesus qua đời.

Những mô tả hiện đại về Jesus dựa theo một bức thư được viết bởi Publius Lentulus, thống đốc của Jerusalem, trước thời Pontius Pilate. Nó được in trong cuốn sách “Giới thiệu về các tác phẩm của thánh Anselm” từ thế kỷ 15. Bức thư miêu tả Chúa Jesus là một người đàn ông tầm thước, mái tóc có màu của hạt dẻ chưa chín rủ xuống tai… Khuôn mặt không nếp nhăn hay bất kỳ khuyết điểm nào, với sắc da vừa phải tươi đẹp. Phiên bản này của Chúa Jesus đã trở thành hình mẫu cho các bức họa của họa sĩ thời Phục hưng, sau này trở thành khuôn mẫu cho các miêu tả từ phương Tây.

Tuy nhiên, lá thư có rất nhiều sai lầm đến ngốc nghếch. Thật kỳ lạ khi có quá nhiều người tin tưởng vào nó để dựng nên cả một hình ảnh ăn sâu vào văn hóa nhân loại. Thứ nhất, bức thư này không hề xuất hiện trong bất kỳ bài viết nào của thánh Anselm. Thứ hai, chưa bao giờ có vị trí thống đốc Jerusalem. Thứ ba, Publius Lentulus không hề tồn tại. Thứ tư, bức thư được viết bằng thứ ngôn ngữ chưa từng xuất hiện ở thời điểm mà người ta tin rằng bức thư được viết ra.

Mặc dù vậy, hình ảnh Chúa Jesus mà bức thư “không tưởng” này vẽ nên vẫn tồn tại như những mẫu hình thường thấy xuất hiện khắp nơi.

Kiếm tiền nhờ những câu chuyện điên rồ

Sau hơn 4 thập kỷ kể từ khi ra mắt, “Quỷ ám” (The Exorcist) vẫn là một trong những bộ phim và sách gây ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Bộ phim gây ấn tượng mạnh đến nỗi làm thay đổi cách nhìn nhận của hầu như tất cả những ai từng xem phim này. Tuy nhiên, nguồn gốc của câu chuyện gây cảm xúc sợ hãi đến hoang mang này lại hoàn toàn không đáng sợ đến thế, thậm chí có nhiều nét ngớ ngẩn.

Năm 1961, William Peter Blatty, vốn chỉ là một người viết không chuyên kỹ tính, chưa xác định được mình nên làm gì để sinh sống. Ông nhận viết một bài với tiêu đề “Tôi là hoàng tử Ả Rập”. Bài viết có đoạn Blatty phá tan những bữa tiệc kiểu Hollywood và ăn mặc như một hoàng tử Ả Rập và xưng là “Hoàng tử Xeer”. Xeer sẽ kể lại những câu chuyện điên rồ về cuộc sống của ông ở Trung Đông. Sau này, điều này chả có gì đáng buồn cười, nhưng thời đó, những câu chuyện này mang màu sắc bí hiểm đến rợn người.

Bài viết của Blatty nhận được nhiều lời khen ngợi. Ngôi sao truyền hình phim hài Mỹ Groucho Marx đã mời Blatty tham gia chương trình hút khách Betack Your Life của mình với vai hoàng tử Ả Rập. Blatty hoàn tất chương trình và nhận 5.000 USD. Khi được hỏi ông sẽ làm gì với số tiền này, ông nói: “Số tiền này sẽ tài trợ cho tôi để hoàn thành cuốn sách tiếp theo”.

Ngày hôm sau, Blatty bỏ công việc của mình với vị trí giám đốc quảng cáo tại ĐH Nam California để trở thành một nhà văn toàn thời gian. Sự nghiệp đó mang lại cho độc giả các tác phẩm kinh điển như “Phát đạn trong đêm”, “Cấu trúc thứ 9” và “Quỷ ám”.

(Còn tiếp)

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/nhung-manh-loi-lam-thay-doi-the-gioi-3907462-b.html