Những màn múa rồng đặc sắc trong nắng thu Hà Nội

Múa rồng là môn nghệ thuật thường được biểu diễn trong các lễ hội, các sự kiện quan trọng. Theo quan niệm dân gian, rồng là linh vật tượng trưng cho sự oai hùng, mạnh mẽ và linh thiêng. Hình tượng rồng gắn liền với nguồn gốc 'Con Rồng, cháu Tiên' của người Việt và đối với Thủ đô Hà Nội, nơi được mệnh danh là 'Thành phố Rồng bay', hình tượng rồng lại càng gần gũi và thân thương hơn cả.

Căn cứ kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 15-9-2019 của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan biểu diễn văn hóa nghệ thuật thể thao kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Văn hóa TP tổ chức Liên hoan Múa rồng Hà Nội 2019. Sự kiện đã diễn ra vào sáng 6-10 tại khu vực tượng đài Cảm tử (ngã ba Đinh Tiên Hoàng - Hàng Dầu, Hà Nội)

Liên hoan là một trong các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn có ý nghĩa đặc biệt trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời đánh dấu lần thứ 5 Liên hoan Múa rồng được tổ chức với quy mô lớn, rộng khắp toàn TP.

Liên hoan là một trong các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn có ý nghĩa đặc biệt trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời đánh dấu lần thứ 5 Liên hoan Múa rồng được tổ chức với quy mô lớn, rộng khắp toàn TP.

Múa rồng là môn nghệ thuật thường được biểu diễn trong các lễ hội, các sự kiện quan trọng. Theo quan niệm dân gian, rồng là linh vật tượng trưng cho sự oai hùng, mạnh mẽ và linh thiêng. Hình tượng rồng gắn liền với nguồn gốc “Con Rồng, cháu Tiên” của người Việt và đối với Thủ đô Hà Nội, nơi được mệnh danh là “Thành phố Rồng bay”, hình tượng rồng lại càng gần gũi và thân thương hơn cả.

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt xưa, cũng là tên gọi đầu tiên của Thủ đô Hà Nội ngày nay. Tuy đã trải qua hơn nghìn năm thăng trầm nhưng tên gọi này vẫn gắn liền với Thủ đô Hà Nội. Đây là một cái tên đẹp chứa đựng niềm tin và sự tự hào của vua Lý Thái Tổ về vùng đất mà ngài chọn để đóng đô. Vì vậy, lựa chọn tổ chức Liên hoan Múa Rồng trong một ngày lễ lớn của Thủ đô cũng chính là cách để tái hiện lịch sử của dân tộc ta và Hà Nội một cách sống động, đầy cảm xúc và tự hào.

Với số lượng giải thưởng lớn (17 giải), bên cạnh giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích, Liên hoan Múa Rồng Hà Nội 2019 còn đặc biệt dành sự ghi nhận cho “Giải con rồng thiết kế đẹp nhất” cùng “Giải sáng tạo nghệ thuật múa”. Liên hoan đã góp phần tạo nên một lễ hội văn hóa truyền thống rộn ràng, vui tươi cho đông đảo quần chúng nhân dân trong nước và du khách nước ngoài. Qua đó góp phần giáo dục nâng cao ý thức trân trọng và giữ gìn lễ hội văn hóa quý báu của dân tộc.

Liên hoan cũng là cơ hội để các nghệ nhân, thành viên các đoàn múa rồng của Hà Nội gặp gỡ giao lưu và trao đổi kinh nghiệm.

15 tiết mục đến từ 15 quận huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Cầu Giấy, Long Biên, Đan Phượng, Chương Mỹ và Thanh Trì. Đây đều là những đội rồng mạnh, đã từng tham gia biểu diễn nhiều chương trình lớn.

Các màn diễn đã phô diễn được toàn bộ nét đẹp, tinh hoa của bộ môn nghệ thuật này tới công chúng.

Thái Phương

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/nhung-man-mua-rong-dac-sac-trong-nang-thu-ha-noi-165146.html