Những lý do khiến dân công sở chán nản, muốn bỏ việc sau Tết

Môi trường làm việc tốt, đồng nghiệp thân thiện,...là những yếu tố quan trọng để giúp dân công sở có được niềm vui làm việc.

 Dân công sở đã ở công ty 8 tiếng một ngày, đó là chưa tính tăng ca, cuối tuần khiến nhiều người sinh hoạt không khoa học dẫn đến trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, làm việc không hiệu quả. Ảnh: Zing.vn

Dân công sở đã ở công ty 8 tiếng một ngày, đó là chưa tính tăng ca, cuối tuần khiến nhiều người sinh hoạt không khoa học dẫn đến trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, làm việc không hiệu quả. Ảnh: Zing.vn

Thay vì bắt nhân viên liên tục làm việc thì công ty nên tạo ra những hoạt động bổ ích để tất cả mọi người có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi, dù ngắn ngủi nhưng rất hiệu quả trong việc lấy lại tinh thần. Ảnh: Zing.vn

Mỗi người sinh ra đều có những tính cách, phong cách sống riêng biệt. Công sở là môi trường tập thể chính bởi vậy sẽ có rất nhiều tính cách khác nhau hội tụ gây nên những bất đồng nhất định. Ảnh: Zing.vn

Một môi trường công sở tốt là biết chấp nhận và phát huy cá tính, thế mạnh của từng cá nhân. Ảnh: Zing.vn

Yêu cầu nhân viên phải biết nhiều việc, có nhiều kỹ năng nhưng hoàn toàn do nhân viên "tự túc là hạnh phúc" học tập, trau dồi là một việc không xấu nhưng khiến nhân viên không có động lực.

Thay vào đó, công ty tự tổ chức các khóa đào tạo hoặc tặng các khóa học cho các nhân viên xuất sắc vừa giúp nhân viên có thêm những kỹ năng làm việc mới lại vừa thúc đẩy mọi người cùng hoàn thành tốt công việc, trở thành người xuất sắc. Nên nhớ, ai cũng muốn được khen ngợi và nhận quà. Ảnh: Zing.vn

Giới trẻ hiện nay không ai muốn làm trong một môi trường gò bò kiểu 8 giờ vào làm và 5 giờ tan sở bởi như vậy vừa nhàm chán lại vừa không có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều mối quan hệ. Ảnh: Zing.vn

Việc tạo môi trường làm việc thoải mái, linh hoạt về giờ giấc nhưng vẫn trong khuôn khổ, quy định của công ty sẽ giúp phần lớn nhân viên làm việc hăng say và hiệu quả hơn. Ảnh: Zing.vn

Thường xuyên bắt nhân viên tăng ca, công việc ứ đọng khiến hầu hết mọi người rơi vào trạng thái kiệt sức. Không một ai muốn ngồi hơn 10 tiếng để làm việc cả bởi khi mệt mỏi, công việc thường kém hiệu quả. Ảnh: Zing.vn

Nếu bắt buộc phải tăng ca thì sếp nên có những hành động cổ vũ tinh thần nhân viên như mua đồ ăn, nước uống. Chính những điều nhỏ nhặt này giúp mối quan hệ cấp trên, cấp dưới thu hẹp khoảng cách và thân thiện hơn. Ảnh: Zing.vn

Đồng nghiệp là những người tiếp xúc với nhau phần lớn thời gian trong ngày, chính bởi vậy việc có đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ giúp nhân viên có hứng khởi hơn mỗi ngày đi làm. Ảnh: Zing.vn

Nếu có thể chia sẻ, thân thiết với đồng nghiệp như những người bạn thì môi trường công sở sẽ thoải mái, dễ thở hơn rất nhiều. Ảnh: Zing.vn

Sếp là những người ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên, nếu như sếp không chịu tiếp thu ý kiến, luôn nói giọng cấp trên thì nhân viên sẽ hình thành tâm lý sợ sệt, chán nản, không muốn đi làm. Ảnh: Zing.vn

Thay vào đó, sếp biết tiếp thu cái mới, học hỏi và lắng nghe chính nhân viên của mình thì là mũi tên hai đích, vừa giúp mối quan hệ giữa đồng nghiệp gần gũi nhau lại vừa xây dựng một tập thể vững mạnh. Ảnh: Zing.vn

Xem thêm clip: Bạn có đang ở trong một MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC HẠNH PHÚC? - Nguồn: Youtube

Quỳnh Thư

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/cong-dong-tre/nhung-ly-do-khien-dan-cong-so-chan-nan-muon-bo-viec-sau-tet-1320874.html