Những lý do có thể khiến mẹ ngưng cho con bú và cách cai sữa hợp lý cho trẻ

Trẻ cần được bú sữa mẹ đến khi tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, có những lý do khách quan khiến mẹ phải cai sữa sớm cho trẻ. Cách cai sữa cho con hợp lý sẽ giúp mẹ giải quyết tốt những vấn đề mình đang gặp phải.

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Nhi khoa Mỹ, trẻ sơ sinh cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và nếu mẹ có điều kiện chăm con thì nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 12 tháng tuổi; vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn được sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, trẻ vẫn cần tiếp tục bú để nhận đủ dưỡng chất và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Lợi ích sữa mẹ là điều không thể phủ nhận nhưng đôi lúc vì những lý do khách quan nên mẹ bắt buộc phải ngừng cho con bú.

Lý do mẹ phải ngưng cho con búGặp các vấn đề về sức khỏe

Một số mẹ gặp phải các vấn đề sức khỏe cần phải điều trị trong thời gian cho con bú. Để quá trình điều trị không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhiều mẹ bắt buộc phải tìm cách cai sữa cho trẻ.

Khó khăn với việc vắt sữa

Khi quay trở lại với công việc, nhiều mẹ phải vắt sữa để làm nguồn sữa dự trữ cho con. Vắt sữa không hề đơn giản, việc dùng máy để vắt có thể khiến mẹ bị đau. Nếu sử dụng tay sẽ rất khó khăn để mẹ thu về lượng sữa cần thiết cho trẻ. Vì thể nhiều chị em quyết định ngưng cho con bú và tìm cách cai sữa cho con.

Căng thẳng

Một số mẹ bỉm sữa cảm thấy khó khăn với việc cho con bú vì trẻ thường cắn núm vú, nứt đầu vú. Những cơn đau này làm cho mẹ trở nên sợ những lần cho trẻ ti, đặc biệt với các chị em lần đầu mang thai.

Mang thai

Việc mang thai một lần nữa sẽ khiến nhiều mẹ phải dừng cho con bú.

Cách cai sữa khoa học cho trẻDùng sữa bột thay thế

Sữa bột là sự thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ. Ảnh internet.

Sữa bột là sự thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ. Ảnh internet.

Theo Momjunction, khi mới cai sữa, khả năng trẻ chấp nhận sữa công thức cao hơn so với thức ăn dặm vì nó có mùi vị gần giống với sữa mẹ. Các mẹ không nên thay đổi quá đột ngột sẽ làm trẻ không kịp thích nghi. Nếu mẹ thường cho con bú 6 lần trong một ngày, khi muốn cai sữa hãy giảm số lượng buổi bú cho con xuống còn 5 và thay thế 1 lần bằng sữa bột. Tuần tiếp theo mẹ sẽ tiếp tục giảm dần số buổi cho con bú và tăng dần số buổi dùng sữa bột cho trẻ.

Bổ sung thức ăn dặm

Cho trẻ tập ăn dặm để quên cơn đói sữa mẹ. Ảnh internet.

Bắt đầu ở tháng thứ 6 là mẹ đã có thể tập cho trẻ ăn dặm. Bên cạnh sữa bột, mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cháo, ngũ cốc. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý, dạ dày con trẻ rất nhỏ, chỉ bằng thước một nắm tay của con. Vậy nên cha mẹ cũng đừng bắt trẻ phải ăn hết tất cả những gì mình chế biến.

Chia nhỏ bữa ăn dặm của trẻ thành nhiều lần trong ngày. Đây cũng là cách cha mẹ kiểm tra xem sở thích và dị ứng của trẻ với thức ăn để từ đó cung cấp cho con thực đơn tối ưu nhất. Luôn cố gắng làm chín rau, củ để trẻ có thể nhai và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Làm xao nhãng ý muốn ti mẹ của con

Cha mẹ nên cố gắng tạo sự thoái mái nhất khi ăn cho con. Nếu trẻ thích nghi tốt với việc phải bú thêm sữa công thức, làm quen nhanh với thức ăn dặm thì đây là một dấu hiệu đáng mừng.

Tuy nhiên, vẫn có những trẻ đòi ti mẹ ngay sau cả bữa ăn dặm thì mẹ có thể làm xao nhãng ý muốn của trẻ bằng những hoạt động khác như chơi đồ chơi, ca hát, đọc sách với con hoặc cho con tham gia một trò chơi ngoài trời cũng là một lựa chọn thay thể. Đây là lúc để các ông bố thể hiện vai trò của mình.

Sử dụng ti giả

Việc cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp trẻ quen dần với việc rời xa vú mẹ. Ảnh internet.

Việc cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp trẻ quen dần với việc rời xa vú mẹ và thích nghi với bú bình dễ dàng hơn. Theo trang Momjunction, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ngậm ti giả mỗi đêm và chính điều này cũng làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Đưa ra cho trẻ nhiều lựa chọn

Cha mẹ nên cho trẻ thử nhiều thực phẩm khác nhau. Ảnh internet.

Cha mẹ hãy cho trẻ thử nhiều loại thực phẩm khác nhau và thay đổi công thức nấu hàng ngày. Sau đó chú ý xem những món ăn nào làm khiến trẻ hào hứng nhất khi ăn. Điều này sẽ giúp mẹ tìm ra khẩu vị của con để từ đó cho con sự lựa chọn phù hợp nhất.

Ngoài ra mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian để trẻ cai sữa dễ dàng hơn như bôi dầu gió để làm trẻ thấy “sợ” ti mẹ. Nhưng mẹ nhớ chú ý bôi lượng vừa phải để không làm ảnh hưởng đến con trẻ.

Thay đổi gì ở mẹ khi cai sữa cho con?Căng sữa

Mẹ bầu có thể giảm đau do căng sữa bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Ảnh internet.

Bạn chắc chắn sẽ cảm thay đau ngực và bầu vú căng sữa khi bắt đầu cai sữa cho con. Việc cai sữa cho con ngay lập tức sẽ khiến cơ thể mẹ không kịp thích nghi, sữa tích tụ trong bầu ngực sẽ làm bạn bị đau, viêm tuyến sữa thậm chí áp–xe. Đây cũng chính là lý do mẹ nên cho con cai sữa dần dần.

Mẹ bầu có thể giảm đau do căng sữa bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh, tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hay vắt bớt sữa khi cần.

Tâm trạng thay đổi

Khi mẹ cho con bú, cơ thể sẽ kích thích tuyến yên giải phóng ra hormone prolactin và oxytocin. Những hormone này kích thích vú tiết ra sữa nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc hormone sẽ suy giảm khi mẹ bắt đầu cai sữa cho con. Chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng liên tục ở mẹ, nghiêm trọng hơn có thể gây ra trầm cảm.

Tăng cân

Hầu hết các mẹ bỉm sữa sẽ tăng cường ăn uống khi cho con bú. Trung bình một bà mẹ sẽ nạp thêm ít nhất 500 calo mỗi ngày để đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Việc nạp nhiều đồ ăn trong một thời gian dài sẽ làm mẹ quen với chế độ ăn uống đó nhưng khi con cai sữa thì cơn thèm ăn của mẹ vẫn không hề giảm xuống.

Vô kinh

Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ vẫn sẽ tiếp tục biến mất sau khi sinh con. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể, Theo các chuyên gia, họ nghi ngờ tình trạng vô kinh khi cho con bú là do sự can thiệp của prolactin và oxytocin gây ức chế sự rụng trứng và có kinh trở lại.

Thông thường, mẹ cho con bú sẽ vô kinh trong 4 – 6 tháng đầu, tuy nhiên tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có một khoảng thời gian không thấy “chị nguyệt” ghé thăm khác nhau nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Phù Dung

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/nhung-ly-do-co-the-khien-me-ngung-cho-con-bu-va-cach-cai-sua-hop-ly-cho-tre-c21a292504.html