Những lợi ích của rau sam đối với sức khỏe

Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng thanh nhiệt giải độc.

Rau sam lượng lớn đun nước uống chữa viêm gan, vàng da, trúng cảm hoặc nhọt mủ ra nước vàng.

Mỗi ngày lấy 60g đến 100g đun nước uống ngày 3 lần trị vàng da, viêm lợi sưng đỏ, đau.

Rau sam.

Rau sam.

Rau sam 100g giã lấy nước, thêm 20g mật ong 20g vào uống, giúp thanh nhiệt, đẩy lùi vàng da do viêm gan cấp tính.

30g rau sam tươi đun nước uống hoặc nấu với thịt lợn nạc ăn có tác dụng trị cốt chưng triều nhiệt (nóng chưng ở tầng sâu bên trong, sốt chiều, đỏ mồ hôi trộm gặp trong lao phổi, lao xương khớp…).

500g rau sam tươi hoặc 150g khô rửa sạch thái nhỏ thêm 100g đường đỏ, cho vào nồi, thêm nước đun nửa tiếng, uống nước thuốc khi còn ấm, uống xong đắp chăn ngủ cho vã mồ hôi, mỗi ngày một nồi nước, chia làm 3 lần uống, có tác dụng trị tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục.

50-100g đậu xanh nấu nhừ, cho thêm 200g rau sam tươi 200g, nấu chín ăn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngừng lỵ, thích hợp với người bị bệnh lỵ, viêm ruột, đau bụng, đại tiện ra máu.

100g rau sam tươi, 50g gạo nếp, muối tinh, hành lá, dầu ăn. Rau sam cho vào nồi chần qua, vớt ra, thái nhỏ. Cho dầu ăn vào nồi phi hành, cho rau sam, muối, đảo đều chín bắc ra. Gạo nếp nấu thánh cháo, chín cho rau sam và ăn. Món cháo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị bệnh lỵ, dưỡng tỳ vị, thích hợp với người bị viêm ruột, viêm tiết niệu, sưng nhọt độc.

60g rau sam đun nước sôi vớt rau ra, cho 150g gạo nếp vào nấu thành cháo đặc ăn có tác dụng cầm máu trong các trường hợp đi lỵ ra máu đặc, bệnh trĩ ra máu, phụ nữ ra huyết mà không phải kỳ kinh nguyệt, viêm niệu đạo cấp tính, ...

Ăn rau sam cũng có tác dụng tốt với người bị bạc tóc, bạch biến (Bạch biến là một loại bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hư khiến làn da mất đi sắc tố melamin do đó làm da biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng và có khi ảnh hưởng tới những vùng như lông, tóc).

Lưu ý

Bắt đầu dùng rau sam chỉ nên với lượng ít, dần dần mới tăng lượng. Rau sam vị chua, không nên nấu quá lâu sẽ khiến cho rau càng chua. Rau sam kỵ nấu chung với hạt tiêu, mai ba ba. Kết hợp với rau sam để tạo vị ngọt, chỉ nên dùng đường trắng, không cho đường đỏ vì đường đỏ tính nóng, làm mất công dụng chữa bệnh của rau sam.

Đối với phụ nữ có thai thì hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Người tỳ vị suy nhược (Mặt vàng, uể oải, ăn uống mất ngon, bụng đầy, dễ buồn nôn, ...) không nên dùng rau sam.

Theo Gia đình Việt Nam

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-loi-ich-cua-rau-sam-doi-voi-suc-khoe/20201130021113148