Những loại vũ khí Ấn Độ khiến Bắc Kinh phải kinh hãi nhất

Trong một cuộc đối đầu quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc bên cạnh các loại vũ khí hạt nhân, New Delhi còn tự trang bị kho vũ khí thông thường khiến Bắc Kinh phải nể sợ.

Đầu tiên phải kể đến sức mạnh tàu sân bay của Ấn Độ với tàu sân bay INS Vikramaditya - tàu sân bay mới nhất và hiện đại nhất của quốc gia này. Kèm theo đó là kinh nghiệm vận hành tàu sân bay suốt nửa thế kỷ từ thời INS Vikrant tới nay. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Khác với phía Trung Quốc mới chỉ "chập chững" sở hữu tàu sân bay đầu tiên, kinh nghiệm và trình độ vận hành tàu sân bay của Ấn Độ là vượt trội hơn cả. Chưa kể tới việc tàu sân bay của Ấn Độ được phát triển giống với học thuyết tàu sân bay của Nga - có nghĩa là nó mang trong mình đủ loại vũ khí để có thể tự tác chiến độc lập. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Thực tế tàu sân bay mới nhất của Ấn Độ là chiếc Baku được dự định đóng cho Hải quân Liên Xô trong quá khứ với vũ trang với hai khẩu pháo 100mm, 192 ống phóng tên lửa SA-N-9 và 12 ống phóng tên lửa chống hạm SS-N-12. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Tiếp đến phải kể tới sức mạnh trên không với chương trình máy bay chiến đấu FGFA được Ấn Độ bắt tay với Sukhoi của Nga cùng nghiên cứu và phát triển. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Mặc dù các thông tin về chương trình máy bay thế hệ năm FGFA của Ấn Độ còn khá mù mờ tuy nhiên có thể khẳng định trong tương lai, đây chính là con bài được Ấn Độ dành cho J-20 hay thậm chí là J-31 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Dự án này được Ấn Độ đầu tư nghiêm túc tới 25 tỷ USD và dự tính tới năm 2022, Ấn Độ sẽ nhận được những chiếc FGFA đầu tiên trong tổng số 250 chiếc được nước này dự kiến đặt mua. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Trên biển, sức mạnh của lực lượng hải quân non trẻ do Bắc Kinh sở hữu có thể sẽ bị Ấn Độ đánh chìm một cách nhanh chóng với các loại tên lửa đối hạm BrahMos do quốc gia này tự nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Đặc biệt các biên thế mới nhất của tên lửa BrahMos đã có khả năng sử dụng được cùng với các chiến đấu cơ Su-30MKK của quốc gia này. Tăng thêm đáng kể hiệu quả diệt hạm và đặc biệt là khó đánh chặn. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Có tầm bắn tối đa được cho là lên tới gần 600 km, loại tên lửa BrahMos này có thể đạt tốc độ Mach 3 và bay cách ngọn sóng chỉ 3 tới 4 mét - khiến đối phương vừa khó phát hiện, vừa khó đánh chặn. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Các khu trục hạm lớp Kolkata cũng là một trở ngại cực kỳ lớn cho Hải quân Bắc Kinh. Đây là loại khu trục hạm hộ vệ tên lửa mới nhất và hiện đại nhất của Ấn Độ, được quảng cáo là có khả năng tàng hình và tốc độ cực cao. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Thứ vũ khí nguy hiểm nhất của khu trục hạm này là 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng với các loại tên lửa tầm ngắn cho tới tầm trung Barak 1 hoặc Barak 8 - đều là tên lửa do Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Khi hoạt động cùng tàu sân bay Vikramaditya, các khu trục hạm lớp Kolkata sẽ tạo ra mạng lưới phòng không vững như bàn thạch, không cho phép bất cứ loại tên lửa chống hạm hoặc máy bay tiêm kích nào của đối phương tiếp cận được tới tàu sân bay soái hạm mà nó bảo vệ. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Cuối cùng là các tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant với khả năng mang theo tên lửa đạn đạo. Các tàu ngầm này có thẻ mang theo tối đa 12 tên lửa hạt nhân tầm ngắn K-15 hoặc 4 tên lửa hạt nhân tầm trung K-4. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Riêng chỉ xét loại tên lửa K-15 của Ấn Độ cũng có tầm bắn lên tới 700 km - đủ để vươn tới lãnh thổ Trung Quốc khi được phóng từ biển Ấn Độ Dương. Còn nếu xét tới loại tên lửa K-4, tầm bắn của nó lên tới 3500 km. thừa sức vươn tới tận Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Nationalinterest.

Mời độc giả xem Video: Máy bay do Ấn Độ tự sản xuất tiếp liệu được trên không.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-loai-vu-khi-an-do-khien-bac-kinh-phai-kinh-hai-nhat-1141366.html