Những loại thực phẩm tưởng bổ dưỡng nhưng ăn sống có thể sinh bệnh

Không phải loại rau củ nào cũng có thể ăn sống, vì có những loại nếu ăn sống sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hấp thụ. Trường hợp nặng còn gây ra ngộ độc.

Không ăn sống các loại đậu quả để tránh bị ngộ độc

Hầu hết trong các loại đậu quả như đậu côve, đậu đũa, đậu ván có chứa lượng lớn saponins và lectin. Chúng gây kích thích dạ dày dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Nếu ăn đậu quả không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa. (Ảnh minh họa) Cà chua là thực phẩm không nên ăn sống

Cà chua có chứa nhiều vitamin A có thể bảo vệ được thị lực và làn da con người. Khi ăn cà chua lạnh, không nên thêm đường vào món ăn, vì vị ngọt có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường, béo phì và huyết áp cao thì không nên ăn cà chua lạnh với đường.

Không ăn hoa hiên vàng tươi chưa qua nấu chín

Hoa hiên vàng hay còn gọi là hoàng hoa hay kim trâm thái. Thông thường chúng ta hay ăn hoa hiên vàng khô, nhưng cũng có người thích dùng tươi.

Hoa hiên có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu đàm, cầm máu, thông sữa. Tuy nhiên không nên ăn hoa hiên vàng tươi. (Ảnh minh họa)

Trong hoa hiên vàng có chứa Colchicin, sau khi dạ dày hấp thụ nó sẽ bị oxy hóa và hình thành Colchicin có độc gây kích thích dạ dày dẫn đến khô họng, đau bụng, ỉa chảy. Vì vậy, nếu muốn ăn hoa hiên vàng tươi nhất định phải nấu chín và không được ăn quá nhiều trong một lần.

Không ăn giá đỗ sống

Giá đỗ có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt…

Ngoài ra, người làm giá đỗ hiện nay vì lợi nhuận kinh tế nên thường dùng thuốc kích thích khiến cho nhiều người tiêu dùng phải gánh chịu rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, mà bạn nên hạn chế ăn giá đỗ sống để ngừa các bệnh xấu có thể xảy ra.

Không ăn khoai tây sống

Solanine trong mầm khoai tây là một loại chất độc, nó có hàm lượng rất cao trong lớp vỏ xanh trên củ khoai tây. Chất độc này rất khó bị phá hủy kể cả sau khi nấu chín.

Những củ khoai tây đã mọc mầm tuyệt đối không nên ăn. (Ảnh minh họa) Không ăn rau chân vịt chưa chần qua nước sôi

Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều Acid oxalic. Khi ở trong ruột Acid oxalic sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi. Do vậy trước khi ăn rau chân vịt nhất định phải chần qua nước sôi để loại bỏ bớt Acid oxalic rồi mới chế biến.

Video: Cách nấu cháo sườn ngô ngon ngọt, bổ dưỡng

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/nhung-loai-thuc-pham-tuong-bo-duong-nhung-an-song-co-the-sinh-benh-d130688.html