NHỮNG LỖ HỔNG TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA 2018

Những sai phạm chấm thi THPT Quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đòi hỏi Bộ GD-ĐT phải nhìn lại mặt tích cực và hạn chế của kỳ thi này.

Ngày 11/7, Bộ GD-ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhìn vào phổ điểm thi của tất cả các môn ở các địa phương, nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục đặt nghi vấn điểm thi của tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và một số địa phương khác có sự bất thường.

Sau nghi vấn của các chuyên gia và dư luận xã hội, ngày 14/7, Bộ GD-ĐT cử đoàn công tác đến Hà Giang để điều tra nghi vấn điểm thi. Đến ngày 17/7, Bộ chính thức công bố kết quả thẩm tra điểm thi bất thường ở tỉnh này. Theo đó, có hơn 100 bài thi được nâng từ 1 đến 8 điểm. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Ngày 23/7, Bộ GD-ĐT công bố kết quả thẩm tra điểm thi THPT Quốc gia ở Sơn La cho thấy, hành vi nâng điểm được thực hiện từ trực tiếp bài thi của thí sinh nên sự phát hiện sẽ khó hơn cho cơ quan điều tra. Hội đồng chấm thẩm định đã tiến hành chấm thẩm định 110 bài thi môn Ngữ văn nghi vấn có dấu hiệu điểm cao bất thường theo quy định của Quy chế thi.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy có 12 bài thi có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên; trong đó có 1 bài có điểm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu.

Chiều 2/8, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã thực hiện chấm thẩm định bài thi THPT Quốc gia ở một số địa phương, trong đó Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình. Qua quá trình chấm, Bộ GD-ĐT đã phát hiện một số dấu hiệu bất thường, nhất là trong quy trình chấm bài thi trắc nghiệm. Hội đồng chấm thẩm định đã báo cáo với Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia.

Ngay sau khi có báo cáo, ngày 24/7, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đến Bộ Công an để tiến hành điều tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường về điểm thi tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình.

Prev
Next

Bước đầu, Bộ GD-ĐT và cơ quan công an xác minh có dấu hiệu can thiệp làm thay đổi trên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để làm thay đổi kết quả bài thi của thí sinh.

Liên quan đến các tiêu cực tại kỳ thi THPT Quốc gia tại một số địa phương gây bức xúc dư luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an điều tra, xử lý triệt để, đúng người, đúng tội, nhằm lấy lại lòng tin của người dân. Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT rà soát lại phương án tổ chức với kỳ thi THPT Quốc gia cũng như vấn đề giao các trường ĐH tự tổ chức kỳ thi.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, những sai phạm trong chấm thi ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình đã cho thấy, đây là những hành vi có ý đồ, tổ chức và vô hiệu hóa quy trình thi được cho là rất nghiêm ngặt. Sự vô hiệu hóa này nhằm mục đích thay đổi kết quả thi của thí sinh.

Sai phạm, tiêu cực có hệ thống

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình là một hồi chuông về việc cần xem lại sai phạm, tiêu cực có hệ thống.

Không thể chỉ một mình ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang thực hiện được mà phải có thêm các đối tượng khác, thậm chí là cả một đường dây sửa điểm, nâng điểm thi. Đặc biệt hơn là cũng có thể có sự bao che cho đối tượng thực hiện hành vi phạm tội của mình nên cần được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có nhiệm vụ vừa là xét tốt nghiệp THPT và lấy kết quả làm căn cứ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Ông Phạm Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nếu chỉ có mục đích xét tốt nghiệp THPT thì sẽ ít có động cơ sửa điểm. Qua kết quả thẩm tra của Bộ GD-ĐT và cơ quan chức năng ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, việc sửa điểm thi đều thuộc về những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục ở địa phương cũng như đối với kỳ thi này.

Họ đều không có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức nhà giáo. Người thực hiện hành vi sửa điểm, nâng điểm có thể xuất phát từ nhiều động cơ như vì mối quan hệ quen biết thân thuộc trong họ hàng, bạn bè, con của thủ trưởng, đồng nghiệp nhờ vả... và cũng có thể có nguyên nhân từ những động cơ tiêu cực khác theo sự thỏa thuận nào đó.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân của những tiêu cực trong chấm thi THPT, ông Chu Văn Quân, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân, tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc thực hiện nghiêm túc kỳ thi THPT Quốc gia hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm của cán bộ coi thi. Dù máy móc, thiết bị có hiện đại nhưthế nào đi chăng nữa mà ý thức của người tham gia công tác coi thi, chấm thi không tốt thì vẫn có thể xảy ra sai phạm như ở tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Xã hội mất niềm tin

Là người gắn bó lâu năm với ngành giáo dục, TS Toán học Lê Thống Nhất cho biết, sự việc xảy ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình với những kết luận ban đầu đã công bố là một thất bại nặng nề của một kỳ thi quốc gia và ai cũng thấy đau xót. Niềm tin vào một kỳ thi quan trọng với gần triệu thí sinh, hàng triệu người thân, hàng triệu giáo viên tổn thương và mất mát.

Kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 cũng đang đánh mất niềm tin của nhiều cán bộ các trường ĐH. Một số trường phải tổ chức thêm việc khảo sát năng lực học sinh mới yên tâm để quyết định tuyển sinh.

Còn theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, từ vụ việc ở Hà Giang, sau đó là Sơn La, Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu tất cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc rà soát điểm thi THPT quốc gia và xử lý nghiêm sai phạm nếu có.

Nhận định về việc làm trên, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, việc Bộ GD-ĐT cho phép thanh tra kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 trên toàn quốc đã cho thấy, niềm tin của nhân dân, xã hội vào kỳ thi “2 trong 1” đang dần bị mất đi và cần có sự thay đổi.

Nên giữ hay bỏ kỳ thi THPT QG?

Trước những sai phạm nghiêm trọng trong việc chấm thi, làm sai lệch kết quả thi THPT Quốc gia ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần xem xét lại có nên tiếp tục kỳ thi “2 trong 1”. Hiện có 2 luồng ý kiến xung quanh việc giữ hay bỏ kỳ thi này.

Nên giao lại việc tuyển sinh cho các trường

Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lên tới gần 100%, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên giao quyền xét tốt nghiệp cho các Sở GD-ĐT.

GS.NGND Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu quan điểm, kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ chỉ nên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn việc tổ chức và ra đề thi.

Bộ nên giao cho các Sở GD-ĐT ở địa phương chỉ đạo các trường tự lo khâu tổ chức thi. Học sinh học ở trường nào thì sẽ đến trường đó thi, không phải đi đâu xa. Việc công nhận tốt nghiệp THPT sẽ do Sở GD-ĐT địa phương xác nhận.

Câu chuyện chúng ta cần bàn và còn gây tranh cãi là việc tuyển sinh ĐH nên được tổ chức như thế nào.

Theo ông Phạm Minh Hạc, các trường ĐH, CĐ sẽ thực hiện việc tự chủ trong tổ chức thi, xét tuyển để chọn lọc thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo của mình. Học sinh muốn thi vào trường nào thì tự nộp đơn vào trường đó.

Riêng đề thi vào các trường ĐH, CĐ thì Bộ GD-ĐT nên để cho các trường tự lo vì mỗi trường có những đặc thù, cần tuyển sinh theo nhu cầu đào tạo khác nhau.

Bộ GD-ĐT chỉ giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ thông qua năng lực đào tạo, cơ sở vật chất thực tế của trường đó. Luật Giáo dục ĐH đã quy định và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm rất rõ cho các trường. Vì thế, các trường có tổ chức thi, xét tuyển và thu hút được thí sinh hay không là hoàn toàn do năng lực của từng trường.

Đứng ở góc độ trường ĐH, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT cho rằng, không nên để cho các địa phương tự chấm thi mà cần chuyển toàn bộ dữ liệu bài thi về chấm theo Cụm tại Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT chỉ nên cho khoảng 80% thí sinh được đặc cách xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, số lượng học sinh này vẫn sẽ phải cạnh tranh học để được lọt vào danh sách xét thẳng. Những học sinh xếp hạng học lực yếu (chiếm khoảng 20%) vẫn sẽ phải tham gia thi tốt nghiệp. Việc tổ chức cho 20% thí sinh thi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, giảm tải khối lượng công việc trong công tác tuyển sinh.

Còn việc tuyển sinh sẽ được giao lại hết cho các trường ĐH tự chủ. Như vậy sẽ không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi 2 trong 1 tốn kém, không cần thiết.

Theo TS Lê Thống Nhất, cần giao quyền cho các trường ĐH tự chủ về phương án tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đóng vai trò trọng tài để xem xét.

Trong việc tự chủ này sẽ có phương án cho: hình thức thi, đề thi, điểm thi, các mốc thời gian cho việc tổ chức tuyển sinh, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi. Riêng với đề thi, trước đây đã có những cụm trường dùng chung đề thi bởi vậy các trường hoàn toàn có thể liên kết để có đề thi chất lượng. Trong trường hợp đặc biệt mới cần Bộ GD-ĐT cung cấp đề thi. Khi đó Bộ GD-ĐT là đơn vị quản lý nhà nước, giám sát các trường thực hiện đúng phương án đã duyệt.

Nếu thực hiện giải pháp như trên sẽ có một lợi ích nữa là Bộ GD-ĐT không phải ôm nặng kỳ thi như hiện nay mà thực chất cuối cùng thì từ việc ra đề, in sao, coi thi, chấm thi cũng lại phải điều động các cán bộ phía dưới thực hiện. Bộ GD-ĐT sẽ có thời gian và dồn lực để thực hiện sứ mệnh quản lý nhà nước về giáo dục, khi mà công việc này đang đòi hỏi sự chỉ đạo và quản lý rất kịp thời, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 19 của Đảng. Sự nghiệp giáo dục đâu chỉ là xoay quanh một kỳ thi.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thẳng thắn cho rằng, Bộ GD-ĐT và các địa phương cần xem lại việc có tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia (2 trong 1) nữa hay không. Ngành giáo dục cần có cuộc tổng kết, rà soát xem kỳ thi này đã có những mặt tích cực và hạn chế gì.

Việc chọn lựa thí sinh phù hợp với ngành nghề nào thì nên giao cho các trường ĐH tuyển chọn. Học sinh nào không học được thì phải chấp nhận học nghề hoặc làm việc tùy theo năng lực, sở trường của mình. Người dân cần thay đổi nhận thức là không nhất thiết tất cả mọi học sinh đều phải vào ĐH bằng mọi giá.

Siết chặt khâu chấm thi

Trái ngược với ý kiến bỏ kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng nên giữ nguyên kỳ thi THPT Quốc gia nhưng siết chặt lại khâu coi thi, chấm thi.

Theo ông Chu Văn Quân, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân, tỉnh Hòa Bình, nên tiếp tục tổ chức kỳ thi “2 trong 1”. Nếu chúng ta theo dõi, trong quá trình thi trước là 3 chung (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) và sau này là thi “2 trong 1” nhưng theo cụm thi ĐH và 2 năm nay nay tổ chức thi “2 trong 1” được tổ chức ở địa phương sẽ thấy phương thức thi “2 trong 1” nhưng được tổ chức ở địa phương là tiết kiệm nhất.

Để thực hiện nghiêm quy chế có rất nhiều cách thức như: Tăng cường ý thức trách nhiệm cho cán bộ làm công tác thi, học sinh tham dự thi. Còn để chống gian lận thi cử nếu còn tổ chức kỳ thi “2 trong 1” như năm nay thì Bộ GD-ĐT cần yêu cầu mỗi điểm thi có một máy quét ảnh. Trong số cán bộ coi thi phải có người được tập huấn công tác quét bài.

Việc trang bị cho mỗi điểm thi một máy quét ảnh là rất cần thiết vì các trường THPT cũng rất cần để phục vụ cho việc kiểm tra học kỳ, thi thử theo hình thức trắc nghiệm tại trường.

Còn để thực hiện công tác chấm thi, sau mỗi buổi thi trắc nghiệm, mỗi điểm thi có thể quét bài của thí sinh ngay. Việc này có thể làm được ngay vì số bài thi của mỗi môn ở một điểm thi ở một tỉnh không phải nhiều. Ví dụ như điểm thi ở trường THPT Lạc Long Quân chỉ có hơn 200 học sinh. Nếu học sinh thi xong mà điểm thi quét bài luôn thì tốc độ tương đối nhanh.

Việc quét bài thi dưới sự chứng kiến của nhiều cán bộ coi thi thì không ai dám can thiệp vào bài thi của thí sinh. Sau khi có dữ liệu quét bài thi thì chúng ta có thể in ra làm 3 đĩa. Một đĩa do trưởng điểm thi giữ, một đĩa do phó trưởng điểm của trường ĐH giữ và một đĩa gửi về Ban chỉ đạo thi của địa phương. Tất cả các đĩa này đều được cho vào phong bì niêm phong cẩn thận. Nếu làm được điều này thì không ai ở tổ chấm thi của hội đồng có thể can thiệp vào để thay đổi bài làm của thí sinh.

Đối với bài thi tự luận là Ngữ văn, khi thu bài, các điểm thi nên thực hiện thêm công đoạn yêu cầu thư ký nên gạch chéo vào phần chưa viết trong bài thi của thí sinh bằng bút đỏ và ký xác nhận vào đó. Trước đây, phần việc này do cán bộ coi thi thứ nhất làm thì nay, chúng ta có thể chuyển bước đó cho thư ký thu bài ở tại điểm thi thực hiện. Như vậy, không ai có thể nghĩ đến việc viết thêm, sửa chữa hay đổi giấy thi của thí sinh.

Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, chuyên gia giáo dục, nguyên Thư ký Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tiêu cực thi cử tại địa phương đã được biết từ lâu, nhất là trước kia còn thi tự luận. Do đó, Bộ GD-ĐT mới khắc phục bằng thi trắc nghiệm vì nghĩ rằng máy chấm thì sẽ không thể tác động. Nhưng nay lại để xảy ra lỗ hổng, kể cả khi có máy chấm, con người vẫn có thể can thiệp được. Ngoài việc khắc phục những hạn chế của thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT cần suy nghĩ đến việc có giao cho địa phương chấm thi hay không?

Theo ông Nhật Tiến, nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đã thực hiện hoán đổi công tác chấm thi giữa các địa phương để khắc phục những tiêu cực nảy sinh. Để các địa phương chấm chéo, đảm bảo không ai biết mình chấm của tỉnh nào thì sẽ không có tình trạng các tỉnh đi đêm với nhau./.

Ngày 11/7, Bộ GD-ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhìn vào phổ điểm thi của tất cả các môn ở các địa phương, nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục đặt nghi vấn điểm thi của tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và một số địa phương khác có sự bất thường.

Sau nghi vấn của các chuyên gia và dư luận xã hội, ngày 14/7, Bộ GD-ĐT cử đoàn công tác đến Hà Giang để điều tra nghi vấn điểm thi. Đến ngày 17/7, Bộ chính thức công bố kết quả thẩm tra điểm thi bất thường ở tỉnh này. Theo đó, có hơn 100 bài thi được nâng từ 1 đến 8 điểm. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Ngày 23/7, Bộ GD-ĐT công bố kết quả thẩm tra điểm thi THPT Quốc gia ở Sơn La cho thấy, hành vi nâng điểm được thực hiện từ trực tiếp bài thi của thí sinh nên sự phát hiện sẽ khó hơn cho cơ quan điều tra. Hội đồng chấm thẩm định đã tiến hành chấm thẩm định 110 bài thi môn Ngữ văn nghi vấn có dấu hiệu điểm cao bất thường theo quy định của Quy chế thi.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy có 12 bài thi có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên; trong đó có 1 bài có điểm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu.

Chiều 2/8, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã thực hiện chấm thẩm định bài thi THPT Quốc gia ở một số địa phương, trong đó Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình. Qua quá trình chấm, Bộ GD-ĐT đã phát hiện một số dấu hiệu bất thường, nhất là trong quy trình chấm bài thi trắc nghiệm. Hội đồng chấm thẩm định đã báo cáo với Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia.

Ngay sau khi có báo cáo, ngày 24/7, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đến Bộ Công an để tiến hành điều tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường về điểm thi tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình.

Prev
Next

Bước đầu, Bộ GD-ĐT và cơ quan công an xác minh có dấu hiệu can thiệp làm thay đổi trên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để làm thay đổi kết quả bài thi của thí sinh.

Liên quan đến các tiêu cực tại kỳ thi THPT Quốc gia tại một số địa phương gây bức xúc dư luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an điều tra, xử lý triệt để, đúng người, đúng tội, nhằm lấy lại lòng tin của người dân. Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT rà soát lại phương án tổ chức với kỳ thi THPT Quốc gia cũng như vấn đề giao các trường ĐH tự tổ chức kỳ thi.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, những sai phạm trong chấm thi ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình đã cho thấy, đây là những hành vi có ý đồ, tổ chức và vô hiệu hóa quy trình thi được cho là rất nghiêm ngặt. Sự vô hiệu hóa này nhằm mục đích thay đổi kết quả thi của thí sinh.

Sai phạm, tiêu cực có hệ thống

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình là một hồi chuông về việc cần xem lại sai phạm, tiêu cực có hệ thống.

Không thể chỉ một mình ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang thực hiện được mà phải có thêm các đối tượng khác, thậm chí là cả một đường dây sửa điểm, nâng điểm thi. Đặc biệt hơn là cũng có thể có sự bao che cho đối tượng thực hiện hành vi phạm tội của mình nên cần được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có nhiệm vụ vừa là xét tốt nghiệp THPT và lấy kết quả làm căn cứ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Ông Phạm Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nếu chỉ có mục đích xét tốt nghiệp THPT thì sẽ ít có động cơ sửa điểm. Qua kết quả thẩm tra của Bộ GD-ĐT và cơ quan chức năng ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, việc sửa điểm thi đều thuộc về những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục ở địa phương cũng như đối với kỳ thi này.

Họ đều không có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức nhà giáo. Người thực hiện hành vi sửa điểm, nâng điểm có thể xuất phát từ nhiều động cơ như vì mối quan hệ quen biết thân thuộc trong họ hàng, bạn bè, con của thủ trưởng, đồng nghiệp nhờ vả... và cũng có thể có nguyên nhân từ những động cơ tiêu cực khác theo sự thỏa thuận nào đó.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân của những tiêu cực trong chấm thi THPT, ông Chu Văn Quân, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân, tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc thực hiện nghiêm túc kỳ thi THPT Quốc gia hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm của cán bộ coi thi. Dù máy móc, thiết bị có hiện đại nhưthế nào đi chăng nữa mà ý thức của người tham gia công tác coi thi, chấm thi không tốt thì vẫn có thể xảy ra sai phạm như ở tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Xã hội mất niềm tin

Là người gắn bó lâu năm với ngành giáo dục, TS Toán học Lê Thống Nhất cho biết, sự việc xảy ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình với những kết luận ban đầu đã công bố là một thất bại nặng nề của một kỳ thi quốc gia và ai cũng thấy đau xót. Niềm tin vào một kỳ thi quan trọng với gần triệu thí sinh, hàng triệu người thân, hàng triệu giáo viên tổn thương và mất mát.

Kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 cũng đang đánh mất niềm tin của nhiều cán bộ các trường ĐH. Một số trường phải tổ chức thêm việc khảo sát năng lực học sinh mới yên tâm để quyết định tuyển sinh.

Còn theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, từ vụ việc ở Hà Giang, sau đó là Sơn La, Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu tất cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc rà soát điểm thi THPT quốc gia và xử lý nghiêm sai phạm nếu có.

Nhận định về việc làm trên, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, việc Bộ GD-ĐT cho phép thanh tra kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 trên toàn quốc đã cho thấy, niềm tin của nhân dân, xã hội vào kỳ thi “2 trong 1” đang dần bị mất đi và cần có sự thay đổi.

Nên giữ hay bỏ kỳ thi THPT QG?

Trước những sai phạm nghiêm trọng trong việc chấm thi, làm sai lệch kết quả thi THPT Quốc gia ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần xem xét lại có nên tiếp tục kỳ thi “2 trong 1”. Hiện có 2 luồng ý kiến xung quanh việc giữ hay bỏ kỳ thi này.

Nên giao lại việc tuyển sinh cho các trường

Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lên tới gần 100%, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên giao quyền xét tốt nghiệp cho các Sở GD-ĐT.

GS.NGND Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu quan điểm, kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ chỉ nên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn việc tổ chức và ra đề thi.

Bộ nên giao cho các Sở GD-ĐT ở địa phương chỉ đạo các trường tự lo khâu tổ chức thi. Học sinh học ở trường nào thì sẽ đến trường đó thi, không phải đi đâu xa. Việc công nhận tốt nghiệp THPT sẽ do Sở GD-ĐT địa phương xác nhận.

Câu chuyện chúng ta cần bàn và còn gây tranh cãi là việc tuyển sinh ĐH nên được tổ chức như thế nào.

Theo ông Phạm Minh Hạc, các trường ĐH, CĐ sẽ thực hiện việc tự chủ trong tổ chức thi, xét tuyển để chọn lọc thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo của mình. Học sinh muốn thi vào trường nào thì tự nộp đơn vào trường đó.

Riêng đề thi vào các trường ĐH, CĐ thì Bộ GD-ĐT nên để cho các trường tự lo vì mỗi trường có những đặc thù, cần tuyển sinh theo nhu cầu đào tạo khác nhau.

Bộ GD-ĐT chỉ giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ thông qua năng lực đào tạo, cơ sở vật chất thực tế của trường đó. Luật Giáo dục ĐH đã quy định và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm rất rõ cho các trường. Vì thế, các trường có tổ chức thi, xét tuyển và thu hút được thí sinh hay không là hoàn toàn do năng lực của từng trường.

Đứng ở góc độ trường ĐH, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT cho rằng, không nên để cho các địa phương tự chấm thi mà cần chuyển toàn bộ dữ liệu bài thi về chấm theo Cụm tại Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT chỉ nên cho khoảng 80% thí sinh được đặc cách xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, số lượng học sinh này vẫn sẽ phải cạnh tranh học để được lọt vào danh sách xét thẳng. Những học sinh xếp hạng học lực yếu (chiếm khoảng 20%) vẫn sẽ phải tham gia thi tốt nghiệp. Việc tổ chức cho 20% thí sinh thi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, giảm tải khối lượng công việc trong công tác tuyển sinh.

Còn việc tuyển sinh sẽ được giao lại hết cho các trường ĐH tự chủ. Như vậy sẽ không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi 2 trong 1 tốn kém, không cần thiết.

Theo TS Lê Thống Nhất, cần giao quyền cho các trường ĐH tự chủ về phương án tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đóng vai trò trọng tài để xem xét.

Trong việc tự chủ này sẽ có phương án cho: hình thức thi, đề thi, điểm thi, các mốc thời gian cho việc tổ chức tuyển sinh, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi. Riêng với đề thi, trước đây đã có những cụm trường dùng chung đề thi bởi vậy các trường hoàn toàn có thể liên kết để có đề thi chất lượng. Trong trường hợp đặc biệt mới cần Bộ GD-ĐT cung cấp đề thi. Khi đó Bộ GD-ĐT là đơn vị quản lý nhà nước, giám sát các trường thực hiện đúng phương án đã duyệt.

Nếu thực hiện giải pháp như trên sẽ có một lợi ích nữa là Bộ GD-ĐT không phải ôm nặng kỳ thi như hiện nay mà thực chất cuối cùng thì từ việc ra đề, in sao, coi thi, chấm thi cũng lại phải điều động các cán bộ phía dưới thực hiện. Bộ GD-ĐT sẽ có thời gian và dồn lực để thực hiện sứ mệnh quản lý nhà nước về giáo dục, khi mà công việc này đang đòi hỏi sự chỉ đạo và quản lý rất kịp thời, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 19 của Đảng. Sự nghiệp giáo dục đâu chỉ là xoay quanh một kỳ thi.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thẳng thắn cho rằng, Bộ GD-ĐT và các địa phương cần xem lại việc có tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia (2 trong 1) nữa hay không. Ngành giáo dục cần có cuộc tổng kết, rà soát xem kỳ thi này đã có những mặt tích cực và hạn chế gì.

Việc chọn lựa thí sinh phù hợp với ngành nghề nào thì nên giao cho các trường ĐH tuyển chọn. Học sinh nào không học được thì phải chấp nhận học nghề hoặc làm việc tùy theo năng lực, sở trường của mình. Người dân cần thay đổi nhận thức là không nhất thiết tất cả mọi học sinh đều phải vào ĐH bằng mọi giá.

Siết chặt khâu chấm thi

Trái ngược với ý kiến bỏ kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng nên giữ nguyên kỳ thi THPT Quốc gia nhưng siết chặt lại khâu coi thi, chấm thi.

Theo ông Chu Văn Quân, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân, tỉnh Hòa Bình, nên tiếp tục tổ chức kỳ thi “2 trong 1”. Nếu chúng ta theo dõi, trong quá trình thi trước là 3 chung (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) và sau này là thi “2 trong 1” nhưng theo cụm thi ĐH và 2 năm nay nay tổ chức thi “2 trong 1” được tổ chức ở địa phương sẽ thấy phương thức thi “2 trong 1” nhưng được tổ chức ở địa phương là tiết kiệm nhất.

Để thực hiện nghiêm quy chế có rất nhiều cách thức như: Tăng cường ý thức trách nhiệm cho cán bộ làm công tác thi, học sinh tham dự thi. Còn để chống gian lận thi cử nếu còn tổ chức kỳ thi “2 trong 1” như năm nay thì Bộ GD-ĐT cần yêu cầu mỗi điểm thi có một máy quét ảnh. Trong số cán bộ coi thi phải có người được tập huấn công tác quét bài.

Việc trang bị cho mỗi điểm thi một máy quét ảnh là rất cần thiết vì các trường THPT cũng rất cần để phục vụ cho việc kiểm tra học kỳ, thi thử theo hình thức trắc nghiệm tại trường.

Còn để thực hiện công tác chấm thi, sau mỗi buổi thi trắc nghiệm, mỗi điểm thi có thể quét bài của thí sinh ngay. Việc này có thể làm được ngay vì số bài thi của mỗi môn ở một điểm thi ở một tỉnh không phải nhiều. Ví dụ như điểm thi ở trường THPT Lạc Long Quân chỉ có hơn 200 học sinh. Nếu học sinh thi xong mà điểm thi quét bài luôn thì tốc độ tương đối nhanh.

Việc quét bài thi dưới sự chứng kiến của nhiều cán bộ coi thi thì không ai dám can thiệp vào bài thi của thí sinh. Sau khi có dữ liệu quét bài thi thì chúng ta có thể in ra làm 3 đĩa. Một đĩa do trưởng điểm thi giữ, một đĩa do phó trưởng điểm của trường ĐH giữ và một đĩa gửi về Ban chỉ đạo thi của địa phương. Tất cả các đĩa này đều được cho vào phong bì niêm phong cẩn thận. Nếu làm được điều này thì không ai ở tổ chấm thi của hội đồng có thể can thiệp vào để thay đổi bài làm của thí sinh.

Đối với bài thi tự luận là Ngữ văn, khi thu bài, các điểm thi nên thực hiện thêm công đoạn yêu cầu thư ký nên gạch chéo vào phần chưa viết trong bài thi của thí sinh bằng bút đỏ và ký xác nhận vào đó. Trước đây, phần việc này do cán bộ coi thi thứ nhất làm thì nay, chúng ta có thể chuyển bước đó cho thư ký thu bài ở tại điểm thi thực hiện. Như vậy, không ai có thể nghĩ đến việc viết thêm, sửa chữa hay đổi giấy thi của thí sinh.

Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, chuyên gia giáo dục, nguyên Thư ký Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tiêu cực thi cử tại địa phương đã được biết từ lâu, nhất là trước kia còn thi tự luận. Do đó, Bộ GD-ĐT mới khắc phục bằng thi trắc nghiệm vì nghĩ rằng máy chấm thì sẽ không thể tác động. Nhưng nay lại để xảy ra lỗ hổng, kể cả khi có máy chấm, con người vẫn có thể can thiệp được. Ngoài việc khắc phục những hạn chế của thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT cần suy nghĩ đến việc có giao cho địa phương chấm thi hay không?

Theo ông Nhật Tiến, nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đã thực hiện hoán đổi công tác chấm thi giữa các địa phương để khắc phục những tiêu cực nảy sinh. Để các địa phương chấm chéo, đảm bảo không ai biết mình chấm của tỉnh nào thì sẽ không có tình trạng các tỉnh đi đêm với nhau./.

Nguồn VOV: http://vov.vn/e-magazine/nhung-lo-hong-trong-ky-thi-thpt-quoc-gia-2018-796670.vov