Những làng đồng nát siêu giàu ở Việt Nam

Những ngôi làng đồng nát siêu giàu này đều có xuất phát điểm từ 'nghèo rớt mồng tơi'. Nhưng hiện nay, nơi đây trở nên nổi tiếng với sự xuất hiện nhiều tỷ phú có tuổi đời khá trẻ.

 1. Làng Quan Độ Làng Quan Độ (Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh) nổi tiếng vì độ giàu có cũng như được biết đến là vựa đồng nát lớn nhất miền Bắc. Người dân trong làng gắn bó với nghề buôn bán đồng nát, "mổ" các loại máy móc, máy bay, tàu hỏa, ô tô... hàng chục năm nay. Mỗi ngày các cơ sở làm nghề trong làng thu hút số lượng lao động lớn và mang lại thu nhập rất tốt cho người dân. Ảnh: NĐT.

1. Làng Quan Độ Làng Quan Độ (Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh) nổi tiếng vì độ giàu có cũng như được biết đến là vựa đồng nát lớn nhất miền Bắc. Người dân trong làng gắn bó với nghề buôn bán đồng nát, "mổ" các loại máy móc, máy bay, tàu hỏa, ô tô... hàng chục năm nay. Mỗi ngày các cơ sở làm nghề trong làng thu hút số lượng lao động lớn và mang lại thu nhập rất tốt cho người dân. Ảnh: NĐT.

Khắp các con đường, ngõ xóm trong ngôi làng đồng nát siêu giàu đều là những bãi phế liệu được phân theo chủng loại. Những máy phát điện cũ hỏng công suất lớn, những trạm biến áp khổng lồ cũng được mang tới Quan Độ và dưới bàn tay khéo léo, họ đã tháo ra những bộ phận riêng biệt. Với những chi tiết còn tốt sẽ gom và bán lại, những thứ không dùng được sẽ gom thành sắt vụn. Ảnh: Thời đại.

Ngoài ra, còn có nhiều loại bị cấm mua bán, cấm mổ xẻ như: Bom đạn, mìn, đầu đạn, súng ống... sót lại từ chiến tranh. Tuy nhiên, do lợi nhuận cao nên nhiều người dân vẫn bất chấp thu mua. Ảnh: Thời đại.

Rất nhiều vật dụng gây nổ, cháy khác cũng được thu gom về khiến ai chứng kiến cũng phải e ngại. Ảnh: Thời đại.

Tuy vậy, không thể không công nhận rằng, nhờ những đồ phế thải, bỏ đi này mà ngôi làng Quan Độ đã có đến hàng trăm đại gia. Ảnh: Thời đại.

2. "Làng phế liệu" Diễn Tháp Diễn Tháp nằm ở phía tây của huyện Diễn Châu, giáp với huyện Yên Thành. Trước đây, vùng đất này là đồng không mông quạnh, nước ngập quanh năm. Những năm 1990 trở về trước, người dân hầu hết làm nông, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất huyện. Sau đó, nhờ nhạy bén với thời cuộc, người dân bắt đầu dùng xe đạp cà tàng đi buôn đồng nát. Ảnh: Zing.

Thời điểm đó cả làng đi buôn đồng nát và thu mua đủ thứ như đưa xoong nồi đi đổi đồng nát, buôn lông vịt, dép nhựa hỏng, bao bì, chai lọ… Cứ hễ cái nào mua được, bán được là họ buôn hết. Cũng từ đó Diễn Tháp còn có tên gọi khác là "Làng phế liệu". Ảnh: Zing.

Thời gian sau, khi phế liệu trong nước dần khan hiếm hơn, họ lại lân ra sang tận Lào để thu mua. Lúc đó, giá phế liệu tại Lào vô cùng thấp, thế là người dân trong xã lại ồ ạt kéo nhau sang nước bạn. Lúc đầu là đi xe máy, rồi lên gửi xe khách, tiếp đó là mua ôtô riêng. Ảnh: Đất Việt.

Mỗi chuyến phế liệu từ Lào về lại được tập kết ở các đại lý của Diễn Hồng (xã cạnh đó). Sau công đoạn qua phân loại, tái chế phế liệu được đưa trở lại Lào bán với giá cao. Dần dần, Diễn Tháp phất lên nhanh chóng và trở thành một trong những xã giàu nhất tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đất Việt.

Bắt đầu từ năm 2000, người dân Diễn Tháp đua nhau xây nhà tầng, biệt thự khiến dân quanh vùng vô cùng ngạc nhiên. Chỉ trong một thời gian ngắn, xã mang một bộ mặt hoàn toàn mới. Những ngôi nhà biệt thự nằm san sát thành một con phố dài dọc trung tâm xã. Ảnh: Zing.

3. Làng đồng nát “quý tộc” xã Hải Minh Xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định vốn nổi tiếng với nghề chế tác gỗ mỹ nghệ thủ công hàng chục năm nay, nhưng ít ai biết rằng, Hải Minh còn là một trung tâm đồ cổ nổi tiếng của cả nước. Trong mỗi chuyến đi "săn" đồng nát, chỉ từ một món đồ cũ mà dân trong nghề tinh mắt mới thấy được, họ có thể mua về và bán lãi hàng trăm triệu đồng. Cũng từ chuyện một vốn trăm lời đó, ở Hải Minh sinh ra một đội ngũ có tên gọi "làng đồng nát quý tộc"... Ảnh: CSTC.

Ở đây người ta gọi khu buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ, đồ cổ của Hải Minh là khu Tân Tiến với hàng chục cửa hàng buôn bán nằm san sát nhau, chẳng khác gì một phố buôn bán lớn ở Hà Nội. Người ta đùa rằng, ở Tân Tiến, mỗi nhà có vài chiếc xe hơi, hàng chục tỷ đồng là chuyện bình thường, bởi nghề buôn bán đồ cổ đã đem lại lợi nhuận rất lớn. Ảnh: CSTC.

Sập gụ, tủ chè, đồng hồ côn... những thứ tưởng đã lỗi thời nhưng coi chừng, đụng vào sẽ "bỏng tay" vì giá đắt. Ảnh: CSTC.

Đến nhà ai trên đất Hải Minh cũng có thể vấp vào đồ cổ. Những chiếc tủ chè tiền tỷ, khảm ốc già, ngả xanh hoa lý hay vàng chanh khi có ánh sáng chiếu hay chiếc sập gụ đen thẫm, bóng loáng quang dầu bao thế hệ. Ngoài ra là cơ man câu đối, cuốn thư lóng lánh sắc vàng mười, các sắc phong còn nguyên dấu triện và các kiểu đồng hồ lên giây cót ODO 36/10 hay đồng hồ tủ cao to lừng lững gần chạm mái... Ảnh: dogohaiminh.com.

LÀNG GIÀU NHẤT Việt Nam nhờ buôn đồng nát - ĐSPL.

Hồng Liên (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nhung-lang-dong-nat-sieu-giau-o-viet-nam-1071903.html