Những lần bác sỹ, y tá bị người nhà bệnh nhân hành hung

Chỉ vài tháng đầu năm 2018, đã xảy liên tiếp các vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế chỉ vì những lý do khiến ai nghe cũng thấy hết sức vô lý. Điều này khiến những người làm trong ngành y không khỏi lo lắng

Mới đây nhất, vào ngày khoảng 23 giờ 30 ngày 8/4, tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, bác sỹ Nguyễn Đình Phi đã bị người đàn ông tự xung là bố của bệnh nhân xông đến túm cổ áo bác sỹ Phi đấm thẳng vào mặt, làm bác sỹ vỡ kính, choáng váng ngã xuống sàn nhà.

Bác sĩ Phi đang điều trị sau khi bị người nhà bệnh nhân hành hung.

Đang tiếp đón bệnh nhân gần đó, thực tập sinh Trần Nhật Giáp (sinh năm 1994, sinh viên năm 6, Trường Đại học Y khoa Vinh) vào can ngăn liền bị người này đấm liên tiếp vào mặt và vùng đầu, khiến em bất tỉnh.

Thực tập sinh Trần Nhật Giáp bị thương ở đầu, rách vùng mắt và trán đang được điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh

Vào ngày 14/2, lái xe cấp cứu của BV đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) bị một lái xe khác đánh ngay trước khoa Cấp cứu chống độc (BV đa khoa Hùng Vương).

Ngày 20/2 là vụ chồng một sản phụ của Bệnh viện Sản - Nhi Yên Bái, sau khi bị nhân viên y tế nhắc nhở vì đã trèo lên cửa sổ quay phim phòng mổ đã tức tốc gọi thêm hơn 10 thanh niên khác đến và khi các bác sĩ đã mổ đẻ thành công cho sản phụ, vừa ra khỏi phòng mổ đã bị đám thanh niên xông vào hành hung, khiến hai bác sĩ Khoa Sản và Khoa Gây mê bị chấn thương nặng, khâu nhiều mũi trên mặt và đầu.

Tuy nhiên, đây không phải là những lần bác sỹ bị hành hung, mà trước đó, đã xảy ra rất nhiều vụ khiến dư luận xôn xao.

Ngày càng manh động

Trước đó, vào khoảng 12h30 trưa 16/4/2017, bác sĩ D. – Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa Thạch Thất, khi vừa giải thích tình trạng bệnh của bệnh nhi nhập viện vì viêm họng và tiêu chảy do virus cho gia đình xong, đang cúi xuống viết bệnh án thì bị bố của bệnh nhi dùng cốc đánh vào đầu.

Cú đánh quá mạnh khiến bác sĩ D ngất tại chỗ, đầu có 2 vết thương, phải khâu 7 mũi và theo dõi chấn thương sọ não.

Hay như, ngày 16/6/2017, tại BV Thể thao Việt Nam (Hà Nội), bác sĩ Phạm Đình Vinh, công tác tại Khoa Y học cổ truyền, đã bị 2 thanh niên hành hung ngay trước cổng. Không chỉ vậy, 2 thanh niên này còn đưa bác sĩ vào trong bệnh viện, bắt quỳ xin lỗi

Cũng trong năm 2017, vào ngày 20/10, chị Trần Thị Thanh Hải - Phó trưởng Trạm Y tế xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - đang trong ca trực thì bị Hoàng Xuân Hải (sinh năm 1991) chém nhiều nhát vào người, khiến chị bị đa chấn thương, phải đưa đi cấp cứu tại BV Đa khoa huyện Hương Khê. Nguyên nhân là do Xuân Hải đến truyền dịch nhưng nồng nặc mùi rượu nên chị Thanh Hải từ chối. Bực tức, Xuân Hải về nhà lấy dao vào chém chị.

Giải pháp nào để chống bạo hành y tế ?

Các giải pháp trước mắt và có thể thực hiện được để phòng chống bạo hành y tế hầu như vô hiệu, trong khi đó các vụ hành hung y bác sĩ ngày càng manh động hơn, đối tượng hành hung còn sử dụng cả vũ khí để tấn công thầy thuốc.

Có thể thấy, hết các vụ tấn công bác sĩ đều là đánh trộm, hoặc đánh khi bác sĩ không chủ động đề phòng, thường là khi họ đang làm nhiệm vụ khám chữa bệnh hoặc cấp cứu.

Như vậy để đề phòng bị tấn công, mỗi y bác sĩ cần chủ động bảo vệ mình đầu tiên trong khi làm việc.

Các bác sĩ, cũng như nhân viên y tế nên giữ khoảng cách, nếu đang làm việc cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân thì cần có nhân viên y tế khác cảnh giới giúp, nói chuyện và giải thích với người nhà, ai tiến vào khu vực an toàn thì đề nghị họ giữ khoảng cách, rất an toàn và lich sự.

Tuy nhiên mọi giải pháp đều là để giải quyết tình thế, nếu mỗi người thầy thuốc phải làm việc trong tình trạng luôn phải đề phòng, đối tượng thua thiệt hơn ai hết và đầu tiên chính là người bệnh. Cần lắm một môi trường bệnh viện an toàn, văn minh….

H.H (tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/nhung-lan-bac-si-y-ta-bi-nguoi-nha-benh-nhan-hanh-hung-500600.htm