Những ký ức khó quên trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979

Cách đây 40 năm, rạng sáng 17/2/1979, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Xe tăng địch bị quân ta đánh lật nhào trong đợt 17/2/1979. Ảnh: Mạnh Thường - TTXVN

Xe tăng địch bị quân ta đánh lật nhào trong đợt 17/2/1979. Ảnh: Mạnh Thường - TTXVN

Ngôi nhà của anh Trần Văn Thịnh, phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Tuyên bị phá hủy hoàn toàn bởi đạn pháo của địch. Ảnh: Long Sơn – TTXVN

Bác sĩ cứu chữa vết thương cho các học sinh trường Phổ thông cơ sở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. Ảnh: Hứa Kiểm – TTXVN

Dân quân huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn vừa bám trụ chiến đấu, vừa tổ chức vận chuyển đạn kịp thời đến trận địa phục vụ bộ đội pháo binh tiêu diệt địch, ngày 27/2/1979. Ảnh: Hà Việt - TTXVN

Các chiến sĩ Đại đội 39, Đoàn 313 Hà Tuyên tổ chức tiêu diệt các ụ súng của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh ta chiếm điểm cao. Ảnh: Minh Lộc – TTXVN

Khu nhà lắp ghép 4 tầng của cán bộ, công nhân tại thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng mìn đánh phá. Ảnh: Phùng Triệu - TTXVN

Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN

Kho thóc ở Bến Đền, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Lào Cai) bị địch đốt cháy trước khi rút chạy. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN

Các chiến sĩ chuẩn bị khí tài chiến đấu trên mặt trận Hà Tuyên. Ảnh: Minh Lộc – TTXVN

Chiến sĩ Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 pháo binh, Đoàn M68 Hà Tuyên chuẩn bị đợt chiến đấu mới. Ảnh: Minh Lộc – TTXVN

Nhà cửa của đồng bào bản Hạ, xã Phương Độ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo địch tàn phá. Ảnh: Minh Lộc – TTXVN

Chiến sĩ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời cháu bé này từ trong đống đổ nát. Ảnh: Ngô Đình Phước - TTXVN

Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. Ảnh: Ngọc Quán - TTXVN

Nhà cửa của nhân dân khu phố Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn bị địch phá hủy. Ảnh: Thế Thuần - TTXVN

Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của Báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. Anh hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979, tại đầu đường Quang Trung, phường Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN

Hai chị em cháu Hoàng Thị Bến (xã Nà Sác, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) có cha mẹ bị địch giết hại, tháng 2/1979. Ảnh: Mạnh Thường - TTXVN

Chiến sĩ đoàn X tải đạn lên điểm tựa Hà Tuyên. Ảnh: Minh Lộc – TTXVN

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn). Ảnh: Văn Bảo - TTXVN

Vũ khí của địch bị bộ đội Việt Nam thu được tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, tháng 2/1979. Ảnh: Quang Khanh - TTXVN

Hai nhà báo Đan Mạch có mặt tại xóm Cường Thịnh, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên để ghi lại tội ác của địch gây ra. Ảnh: Long Sơn – TTXVN

Theo TTXVN

""

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/dan-sinh/nhung-ky-uc-kho-quen-trong-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-1979-438848.html