Những kiểu check- in độc, lạ bên tháp nghiêng Pisa

Tháp nghiêng Pisa của Ý thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm và đương nhiên chẳng du khách nào đến tháp nghiêng để chụp những bức ảnh thông thường, họ đều cố tạo những dáng chụp ảnh độc, lạ để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ.

Tháp nghiêng Pisa là tòa tháp chuông nằm tại thành phố Pisa, Ý được xây dựng vào ngày 9/8/ 1173 bởi thiết kế của hai nhà kiến trúc sư Mugahe và Borna Nasi người Australia.

Tháp Pisa được xây dựng trên nền bùn, cát và đất sét. Công trình cao 55,86m tính từ mặt đất tới nóc bên thấp và cao 56,70m nếu tính từ mặt đất tới nóc bên cao. Nền tháp có đường kính 19,6m, còn trên đỉnh lại có đường kính 12,7m. Trọng lượng của tháp lên tới 14.000 tấn.

Cấu trúc tháp gồm có 8 tầng, tầng dưới cùng thấp nhất có 15 cột trụ tròn, 6 tầng tiếp theo mỗi tầng lại có đến 31 cột trụ tròn, tầng cao nhất trên cùng thu hẹp lại với 12 cột trụ tròn, từ tầng 2 lên đến tầng 7 khá rộng rãi, tầng 8 làm đỉnh chuông, thu nhỏ vào phía trong, trên tường tầng 1 được trang trí điêu khắc rất nhiều. Bên trong tháp có 244 bậc cầu thang hình xoắn ốc, có thể lượn vòng mà đi lên tới đỉnh tháp.

Hầu như du khách nào đến Ý cũng phải đến thăm kỳ quan tháp nghiêng Pisa.

Hầu như du khách nào đến Ý cũng phải đến thăm kỳ quan tháp nghiêng Pisa.

Ban đầu khi mới xây dựng tháp vẫn có dáng thẳng đứng. Tuy nhiên, khi xây dựng hoàn thành đến tầng thứ 3, các nhà xây dựng mới phát hiện ra móng tháp không được đào sâu, tầng móng dưới đất nông ( bởi toàn bộ thành Pisa được xây dựng trên nền một con sông đã được san lấp đầy đất), nên thân tháp dần dần bắt đầu nghiêng.

Kiến trúc sư phụ trách xây dựng đành tháp hạ lệnh nâng phần lún của tháp để giữ tháp được cân bằng. Kết quả là tháp lại càng lún sâu hơn cuối cùng đành phải cho dừng thi công.

Cho đến gần 1 thế kỷ sau, kiến trúc sư Giovanni di Simone mới đảm nhiệm thi công tiếp công trình này.

Để giảm thiểu trọng lượng của tháp, kiến trúc sư Simone phải giảm bớt khối lượng bên trong của tháp đồng thời chọn những vật liệu nhẹ trong tường còn để lại một khe hổng khoảng 3- 80cm, càng lên cao chỗ rỗng càng lớn.

Năm 1278, do nội chiến xảy ra ở nước Ý, khiến cho công việc xây dựng tháp phải dừng lại khi mới xây đến tầng thứ 7.

Đến năm 1350, tháp nghiêng mới được hoàn thành với hình dáng giống như những gì mà chúng ta đang thấy ngày nay.

Năm 1987, tháp nghiêng Pisa được công nhận là 1 di sản thế giới của quần thể Campo dei Miracoli cùng với thánh đường, nhà thờ và nghĩa trang bên cạnh.

Theo sách kỷ lục Guiness, độ nghiêng của công trình là 3,97 độ. Trong lịch sử của Ý, nuowccs này phải trải qua nhiều trận động đất có sức tàn phá lớn. Do vậy, nhiều năm qua, chính phủ Ý đã thực hiện nhiều cứu trợ trong nỗ lực giúp tòa tháp đứng vững, từ việc dùng nitơ lỏng, cho tới việc lấy bớt đất khỏi chân tháp.

Các chuyên gia dự đoán, công trình vẫn có thể vượt qua những trận động đất nếu cường độ không vượt quá 6.0 độ richer.

Tháp nghiêng Pisa là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của nước Ý và cũng là một trong những công trình kỳ lạ nhất thế giới do độ nghiêng độc đáo của nó.

Và khi du khách tới đây, đều cố gắng tạo những dáng check- in độc, lạ. Phóng viên Báo Hải quan đã ghi lại những hình ảnh rất hài hước này:

Cách xa hàng trăm m, chỉ cần dùng tay cô gái này đã muốn đỡ tháp nghiêng Pisa.

Đo cả chiều cao của tháp nghiêng Pisa chỉ bằng chiều dài bàn tay.

Hứng trọn tháp nghiêng trong lòng bàn tay.

Còn cô gái này muốn cõng tháp nghiêng mang về nhà nhưng có vẻ diễn chưa đạt.

Đẩy cả tháp nghiêng Pisa.

Đạp tháp nghiêng... từ xa.

Nhóm bạn này muốn cố tạo hình nhằm đỡ tháp nghiêng trong lòng bàn tay.

D.Ngân

Nguồn Hải Quan: https://baohaiquan.vn/nhung-kieu-check-in-doc-la-ben-thap-nghieng-pisa-103644.html