Những khúc ca khải hoàn (Tập III - Kỳ 35)

Trân trọng giới thiệu tiếp Tập III ' NHỮNG KHÚC CA KHẢI HOÀN' trong bộ Tiểu thuyết Lịch sử 'Việt Nam Diễn Nghĩa' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức- Hà Nội ấn hành năm 2019.Ngày 3/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi công xây dựng đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Tranh minh họa: Trận Bạch Đằng diễn ra mùa xuân năm 1288 được coi là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lăng Đại Việt lần thứ ba của quân Nguyên. Nguồn: Internet..

Kỳ 35

Đang khi đó, quân Nguyên Mông vô cùng kinh hãi, từ phía sau chúng ở phía Tây dòng sông cách quân Nguyên Mông khoảng nửa dặm, hàng trăm bè chứa chất cháy của Đại Việt đang cháy rừng rực, mặc dù không có gió tây nhưng theo thủy triều đang rút lao về khu vực chiến thuyền quân Nguyên Mông. Chiến thuyền quân Nguyên Mông bốc cháy lan từ thuyền này sang thuyền khác. Suốt 4 dặm vuông của cửa sông Bạch Đằng biến thành một biển lửa vàng rực, bốc cao soi sáng khắp một vùng Đông Bắc, lửa thèm khát liếm tất cả các vật mà nó gặp. Lính nguyên Mông cũng biến thành những bó đuốc cháy đen thui và lềnh bềnh kín đặc mặt sông. Những tên sống sót nhảy xuống nước chạy vào bờ bị quân Đại Việt bắt. Lửa bốc cao đen mù trời đất. Phàn Tiếp nhìn đoàn binh thuyền mà Nguyên Thế Tổ dày công chuẩn bị đang biến thành gio, chìm dần xuống nước, 5 vạn mạng con người bị nướng trong lửa. Phàn Tiếp than:

-Trời ôi, trận hóa công thủy chiến kinh khủng thế này ta chỉ thấy ở Xích Bích trong sách Tam quốc, không ngờ ngày nay ta gặp cảnh ngộ này.

Khi những đám cháy đã dịu đi thì từ trong các cù lao binh thuyền nhỏ của Đại Việt lao ra. Quân Nguyên Mông bị những trận mưa tên và sau đó là những trận giáp lá cà giết nốt những tên còn lại chưa chịu đầu hàng. Phàn Tiếp nhảy xuống sông tự vẫn nhưng bị một lưỡi câu liêm của quân Đại Việt móc lên bắt sống. Đỗ Hành nhảy lên chiếc lâu thuyền sang trọng Tổng chỉ huy vì ở giữa nên lửa chưa bén tới. Ô Mã Nhi cầm kiếm lao vào Đỗ Hành. Đỗ Hành né tránh và ôm lấy hắn cùng nhảy xuống nước. Dù khỏe mạnh nhưng xuống nước Ô Mã Nhi không chịu nổi đã ngạt thở và chết giấc. Đỗ Hành trói hắn lại và lôi vào bờ.

Trời đã về khuya. Bạch Đằng Giang suốt một ngày quyết chiến, lửa cháy tên bay, trống chiếng vang lừng bây giờ gần như yên tĩnh. Trần Hưng Đạo nhìn dòng sông, sóng vẫn cuộn lên nhưng màu nước đỏ hồng trong ánh lửa từ những con thuyền đang cháy. Người biết đó là màu máu của 5 vạn quân Nguyên Mông trong ngày đền tội. Gió và sóng đang hát bài ca chiến thắng oanh liệt của dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm thế kỷ XIII.

Sau chiến thắng chống Nguyên Mông lần thứ 3, Đại Việt giữ được độc lập và hòa bình được 119 năm (1288-1407). Tháng tư âm lịch Kỷ Sửu 1289 Hưng Đạo Vương Được phong tước Hưng Đạo Đại Vương, được phong thái ấp ở Vạn Kiếp, Chí Linh Hải Dương. Tháng 6 năm Canh Tý 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông đến thăm hỏi về kế giữ nước, ngài trả lời: “… Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa như gió thì dễ bề chế ngự, nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng thì phải chọn tướng giỏi, xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc đó là thượng sách giữ nước”. Hưng Đạo Đại Vương từ trần ngày 20 tháng tám Canh Tý 1300. Triều Trần phong tặng ngài là Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Ngài được bách tính Việt tôn là Đức Thánh Trần, thờ phụng khắp nơi trong nước, được nhân loại tôn vinh là Danh Nhân Quân Sự Thế Giới.

Với chiến thắng Bạch Đằng, quân dân nhà Trần đã hoàn thành công cuộc kháng chiến chống Nguyên xâm lược lần thứ ba, một lần nữa ghi vào lịch sử quân sự Việt Nam như một vũ công hiển hách, để Bạch Đằng mãi ghi dấu ấn là nơi giặc đến, giặc tan.

Bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ thuộc xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng được khai quật cuối năm 2019. Nguồn: Internet.

Hải Phòng triển khai xây dựng Khu bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Thành phố xây dựng tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ, nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên (từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân). Đồng thời, đáp ứng nhu cầu giao thông cho nhân dân từ quốc lộ 10 tới khu vực bãi cọc, kết nối giao thông giữa các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng, góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan, tăng khả năng khai thác cho hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên gồm: Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ; xây dựng tuyến đường vào bãi cọc. Tổng mức đầu tư 427.521.000.000 (Bốn trăm hai bảy tỷ đồng, năm trăm hai mươi mốt triệu đồng), từ nguồn ngân sách thành phố.

Mục tiêu của đề án khu bảo tồn bãi cọc nhằm xác định phạm vi khoanh vùng để hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến quần thể di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên; xây dựng ranh giới phục vụ nghiên cứu quy hoạch bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị quần thể di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Từ đó, điều chỉnh các quy hoạch liên quan; làm tiền đề để triển khai các dự án khảo cổ, bảo tồn, phục dựng di tích trở thành khu di tích lịch sử – văn hóa.

Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680m², bao gồm các hạng mục: cổng chính rộng 20 m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360m², 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000m²

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/nhung-khuc-ca-khai-hoan-tap-iii--ky-35-76621