Những khoảnh khắc ám ảnh về tác động của Covid-19 đối với trẻ em

Vào năm 2021-2022, nhiếp ảnh gia Jan Grarup đã đặt chân đến 3 quốc gia ở 3 lục địa khác nhau bao gồm: Haiti, Lebanon và Uganda để ghi lại sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em.

Năm 2022 đánh dấu cột mốc kỷ niệm 60 năm Hoạt động Cung ứng và Hậu cần toàn cầu của UNICEF tại Đan Mạch phục vụ trẻ em trên thế giới. Trải qua nhiều thiên tai, xung đột và phong tỏa, các hoạt động này vẫn được nhà kho nhân đạo lớn nhất thế giới, Trung tâm Cung ứng và Hậu cần của UNICEF ở Copenhagen tiếp tục thực hiện và không bị gián đoạn. Điểm đến của những hoạt động này là gì? Đó chính là mọi đứa trẻ.

Nhiếp ảnh gia từng giành rất nhiều giải thưởng - Jan Grarup đã thực hiện thử thách kể câu chuyện về việc nguồn cung cấp của UNICEF thay đổi cuộc sống của trẻ em và các hộ gia đình ở một số nơi khó khăn nhất trên thế giới như thế nào.

Vào năm 2021 và 2022, ông Jan Grarup đã đặt chân đến 3 quốc gia khác nhau ở 3 lục địa khác nhau bao gồm: Haiti, Lebanon và Uganda để ghi lại sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em.

Quyết tâm của UNICEF trong việc vượt qua rất nhiều trở ngại để tiếp tục tiếp cận đến những trẻ em dễ bị tổn thương chính là sợi dây vô hình gắn kết để có được những bức ảnh này.

Một cậu bé người Syria băng qua con đường ngập nước tại một khu định cư không chính thức.

Một cậu bé người Syria băng qua con đường ngập nước tại một khu định cư không chính thức.

Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, thế giới đã trở thành một nơi khó khăn đối với hàng triệu trẻ em dễ bị tổn thương và gia đình của các em.

Mercy Agudo - một em bé khiếm thính 10 tuổi đã phải kiếm sống bằng cách vác đá từ mỏ đá lên xe tải để bán (quận Soroti, Uganda, tháng 12/2021).

Những đứa trẻ người Syria ngắm nhìn cuộc sống thông qua cửa sổ của căn lều nơi các em sống tại một khu định cư không chính thức có tên Yammoune (Li-băng, tháng 1/2022).

Một cậu bé người Syria tại Khu định cư không chính thức (Li Băng, tháng 1/2022).

Chị Melienne Dèsir (24 tuổi) vô cùng đau buồn vì trận động đất kinh hoàng tấn công Haiti vào năm 2021 đã cướp đi sinh mạng của cô con gái nhỏ (Pestel, Haiti, tháng 2/2022).

Covid-19 và các biện pháp phong tỏa đã khiến cuộc sống của nhiều trẻ em biến động. Có khoảng 60 triệu trẻ em phải đối mặt với nghèo đói, khi các gia đình mất sinh kế.

Người dân xếp hàng nhận lương thực và tiền mặt tại Les Cayes, Haiti.

Căn nhà lụp xụp của một gia đình tại Camp Perrin, Haiti.

Bên trong căn nhà nhỏ nơi những đứa trẻ sinh sống cùng mẹ - những người thu gom phế liệu và gỗ để kiếm sống ở Baalbek, Li Băng.

Những đứa trẻ Syria tại khu định cư không chính thức Yammoune, Li-băng.

Sự quá tải của các dịch vụ y tế đã làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Ngoài ra, có khoảng 7 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể gầy còm - dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng nhất.

Thiết bị cung cấp oxy được sản xuất bởi một đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh giúp tăng tỷ lệ sống sót của các em bé sinh non tại Bệnh viện Kawempe Referral ( Kampala, Uganda).

Một em bé tại Bệnh viện Kawempe Referral, nơi đã nhận được sự hỗ trợ từ UNICEF để cải tạo thiết bị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (Kampala, Uganda).

Một em bé đang điều trị chứng suy dinh dưỡng tại Bệnh viện Beirut ở Karantina (Beirut, Li Băng).

Người mẹ đang sử dụng máy cung cấp oxy cho con trai tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Kawempe Referral.

Một người mẹ đang giữ bình truyền nước cho cậu con trai tại bệnh viện.

Bên trong phòng hộ sinh do UNICEF hỗ trợ tại Bệnh viện Kawempe Referral. Do quá tải, không đủ giường khiến nhiều phụ nữ chờ sinh phải nằm trên đệm dưới sàn nhà.

Mọi người xếp hàng để nhận vaccine Covid-19 bên ngoài Trung tâm Y tế Wakiso IV, Quận Wakiso, Uganda.

Bé gái chờ mẹ xếp hàng để tiêm vắc xin Covid-19.

Các đồ dùng dành cho ngành giáo dục, bao gồm cả bộ School-in-a-Box (Đây là bộ chứa đồ dùng và tài liệu cho một giáo viên và tối đa 40 học sinh) của UNICEF được chất xuống khi đến Île-à-Vache, Haiti.

Trung tâm cung ứng toàn cầu của UNICEF ở Copenhagen, Đan Mạch.

Tính riêng năm 2021, UNICEF đã bỏ ra khoảng 7,1 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ cho trẻ em ở 160 quốc gia và khu vực về vật tư và dịch vụ. Để giao hàng kịp thời, các tổ chức cung ứng và hậu cần đã hỗ trợ vận chuyển xuyên suốt ngày đêm trên toàn thế giới giúp cứu cánh cho hàng triệu trẻ em.

Bên trong phòng lạnh bảo quản vaccine phục vụ chiến dịch tiêm chủng quốc gia.

Một nhân viên y tế đang kiểm tra tủ đông với dây chuyền cực lạnh để chứa vắc xin Covid-19.

Nhà kho của Bộ Y tế ở Karantina bị tổn hại nặng nề trong Vụ nổ ở Beirut vào tháng 8 năm 2020 và sau đó đã được khôi phục nhờ sự hỗ trợ của UNICEF.

Một bé gái phải đi bộ băng qua sông để đến trường ở Les Cayes, Haiti.

Một lớp học bị bỏ trống do lệnh phong tỏa, đại dịch Covid-19 đã buộc các trường học phải đóng cửa trong gần hai năm tại Soroti, Uganda khiến hàng triệu trẻ em không được đến trường.

UNICEF đã tài trợ để xây dựng “Không gian thân thiện với trẻ em” tại Boulard (Haiti) giúp các em có không gian vui chơi mới.

Lớp học đọc viết và tính toán cơ bản của trẻ em ở Karantina, Beirut, Li Băng.

Niềm vui, nụ cười của các em học sinh khi được nhận sách, vở, dụng cụ học tập tại trường Le Bon Samaritain. Île-à-Vache, Haiti.

Các em học sinh ở Aquin, Haiti phải đi bộ nhiều cây số từ trường trở về nhà.

Ảnh: Jan Grarup
Theo unicef.org

Hoài Linh

Nguồn Trẻ em Việt Nam: https://treemvietnam.net.vn/nhung-khoanh-khac-am-anh-ve-tac-dong-cua-covid-19-doi-voi-tre-em-d1661.html