Những khẩu pháo cao xạ của Việt Nam từng khiến Pháp kinh sợ

Trong thời gian diễn ra kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam từng sở hữu những thứ vũ khí 'chắp vá' và bị coi là cũ kỹ; tuy nhiên bằng cách sử dụng táo bạo, chúng ta vẫn khiến đối phương phải kinh sợ.

Đầu tiên là pháo cao xạ 20mm Oerlikon, pháo có cỡ nòng 20mm, trọng lượng 480kg, tầm bắn cao tới 2000m, tốc độ bắn 450 phát/phút. Pháo cao xạ Oerlikon được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế. Quân đội nhân dân Việt Nam thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại.

Đầu tiên là pháo cao xạ 20mm Oerlikon, pháo có cỡ nòng 20mm, trọng lượng 480kg, tầm bắn cao tới 2000m, tốc độ bắn 450 phát/phút. Pháo cao xạ Oerlikon được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế. Quân đội nhân dân Việt Nam thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại.

Tiếp đến phải kể tới pháo cao xạ 20mm kiểu 98 của Nhật Bản, pháo có cỡ nòng 20mm, trọng lượng 373kg; tầm bắn xa là 5500m, cao 3500m; tốc độ bắn từ 120-300 phát/phút.

Pháo phòng không kiểu 98, dựa trên thiết kế của pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938. Sau năm 1945, quân đội nhân dân Việt Nam thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại để tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.

Thứ ba là pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 của Nhật Bản, cỡ nòng 76,2mm, trọng lượng là 2450kg; tầm bắn xa 13800m, cao 9100m. Pháo cao xạ kiểu 88 được đưa vào biên chế trong quân đội Nhật từ 1927, được sử dụng trong chiến tranh thế giới 2. Việt Nam thu được một số pháo kiểu 98 và đã cải tiến thêm khả năng bắn mục tiêu mặt đất.

Kế đến là pháo cao xạ 25mm Hotchkiss của Pháp, pháo có cỡ nòng 25mm; sử dụng cỡ đạn 25x163mm, khối lượng là 850kg; tầm bắn xa là 7500m, cao 2500m; tốc độ bắn 250-300 phát/phút.

Pháo cao xạ Hotchkiss được đưa vào biên chế quân đội Pháp từ năm 1938, nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi chiến tranh thế giới 2 nổ ra. Quân đội nhân dân Việt Nam, đã thu được một số pháo Hotchkiss và sử dụng lại để tiêu diệt máy bay Pháp.

Thứ năm là pháo cao xạ 75mm do Pháp sản xuất, có nhiều phiên bản pháo cao xạ cỡ nòng 75mm được quân đội Pháp sử dụng trước và trong chiến tranh thế giới 2. Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương trước chiến tranh thế giới 2.

Sau năm 1945, quân đội nhân dân Việt Nam thu được nhiều khẩu pháo cao xạ 75mm của Pháp và đã cải tiến thành pháo bắn mục tiêu mặt đất. Trong đó có số pháo trang bị cho Đại đội pháo binh Thủ đô, đơn vị pháo binh chính quy đầu tiên của Việt Nam, thành lập tháng 6/1946.

Thứ sáu là pháo cao xạ 40mm Bofors, có cỡ nòng 40mm; cỡ đạn 40x311mm, khối lượng 522kg, tầm bắn tối đa cao 7000m, tốc độ bắn 120 phát/phút. Việt Nam thu được một số pháo Bofors phiên bản gắn trên tàu hỏa bọc thép hoặc trong đồn bốt của quân Pháp và sử dụng lại để chống quân Pháp.

Thứ bảy là đại liên DShK M1938 do Liên Xô sản xuất, có cỡ đạn 12,7x109mm, chiều dài súng là 1625mm, trọng lượng nặng 34kg (riêng súng), sử dụng hộp tiếp đạn 50 viên.

Đại liên DShK M1938 do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế của Hồng quân Liên Xô năm 1938. DShK được quân đội Liên Xô sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền.

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam và trở thành hỏa lực phòng không chính, trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuối cùng là pháo cao xạ 37mm M-1939 của Liên Xô, pháo có cỡ nòng 37mm, khối lượng 2100kg, tốc độ bắn 60 phát/phút. Pháo cao xạ M-1939 được phát triển dựa trên pháo Bofors, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế của Hồng quân Liên Xô từ năm 1939.

Năm 1953, quân đội Việt Nam, được Liên Xô viện trợ qua đường Trung Quốc, 6 tiểu đoàn pháo M-1939, biên chế thành trung đoàn cao xạ pháo đầu tiên, trung đoàn 367, đại đoàn 351. Đơn vị này tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Nguồn ảnh: THJ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-khau-phao-cao-xa-cua-viet-nam-tung-khien-phap-kinh-so-1495072.html