Những hình thức biến tướng của nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội ra đời hơn 10 năm và từ năm 2015, chính sách nhà ở xã hội đã được đưa vào Luật Nhà ở. Đây là chính sách nhằm tạo điều kiện sinh hoạt cho những người lao động có thu nhập thấp có thể sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, thời gian gần đây những vấn đề nảy sinh nhà ở xã hội đã gây xôn xao dư luận. Những biến tướng về nhà ở xã hội đã tạo ra rào cản cho người dân được hưởng chính sách 'an cư lạc nghiệp'.

Nhà ở xã hội xây xong rồi bỏ không

Đây là một trong những thực trạng trớ trêu của câu chuyện nhà ở xã hội hiện nay. Nhiều trường hợp nhà ở xã hội được xây dựng xong nhưng không được đưa vào sử dụng cho người có thu nhập thấp có nhu cầu sở hữu nhà ở. Đơn cử là trường hợp xảy ra tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa đưa dự án chung cư nhà ở xã hội huyện Côn Đảo vào hoạt động, làm công trình xuống cấp, gây lãng phí. Dự án chung cư do UBND huyện Côn Đảo làm chủ đầu tư, xây dựng tại trung tâm huyện Côn Đảo với diện tích 4.962 m2, có tổng mức đầu tư dự án trên 49,6 tỉ đồng.

Dự án chung cư này được xem là công trình giúp xây dựng cuộc sống của người dân có thu nhập thấp trên đảo. Thi công vào năm 2012, thế nhưng đến tận năm 2016 dự án mới xây dựng xong và đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Những người có nhu cầu mua nhà tại huyện Côn Đảo phải nộp hồ sơ xin thuê, mua nhà nhưng đều phải chờ khá lâu.

Khu nhà ở xã hội không được đưa vào sử dụng vì chưa được duyệt tại Vũng Tàu

Khu nhà ở xã hội không được đưa vào sử dụng vì chưa được duyệt tại Vũng Tàu

Hiện nay do dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng nên công trình đang xuống cấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do UBND tỉnh chưa phê duyệt giá thuê, thuê mua tại dự án này.

Mua nhà vô tư mua đi bán lại

Để được mua nhà ở xã hội, người mua phải xét hồ sơ rất gian nan để có đủ điều kiện mua. Thế nhưng, thời gian vừa qua việc mua nhà rồi bán lại thường xuyên xảy ra ở các nhà ở xã hội.

Tại dự án nhà ở xã hội ở Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) đưa vào sử dụng 4 đã xảy ra tình trạng rao bán nhà ở chính sách. Chị H.M, chủ một căn hộ tại Hà Nội đã rao bán nhà nhận thấy giá thị trường nhà tăng cao, bán nhà sẽ sinh lãi và có thể sang tên lẫn sổ hồng dễ dàng.

Ngoài bán trái quy định, nhiều đối tượng dùng hình thức cho thuê lại căn hộ mà không biết điều này cũng sai với quy định. Tại dự án nhà ở xã hội Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), giá cho thuê tại đây thường từ 5-7 triệu đồng/căn hộ. Sự mua đi bán lại này đã khiến cho những ngôi nhà có thu nhập thấp làm nơi ở ổn định cuộc sống mà là nơi để sinh lời cho các đối tượng đầu cơ, trục lợi. Điều này khiến cho các khu nhà ở chính sách như khu Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) - khu nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp lại quá tải vì nhiều ô tô hạng sang.

Nhà ở xã hội tại cao ốc Long Tịnh khá sôi nổi với hoạt động mua đi bán lại

Hay tại dự án chung cư Phú Mỹ - Quy Nhơn có hơn 50 căn hộ tự ý chuyển nhượng trái quy định, 27 căn hộ cho người khác thuê, 30 căn hộ cho người khác mượn…Cao ốc Long Thịnh là dự án nhà ở xã hội đầu tiên được xây dựng ở Bình Định dành cho công nhân lao động, người thu nhập thấp, tuy nhiên gần 50% trong tổng số 480 hộ sống tại đây có ô tô. Khi liên hệ với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì nhiều phóng viên không thể liên lạc được với lãnh đạo công ty.

Biến tướng bởi nhiều lí do

Theo quy định trong Luật Nhà ở 2015, nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội gồm rất nhiều thành phần như: Người có công với cách mạng ; Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; Cán bộ, công chức, viên chức… Những đối tượng này phải xin xác nhận của địa bàn phường về việc không có nhà ở.

Thực tế, do những khẽ hở trong quy định về điều kiện và đối tượng mua nhà mà chuyện xác nhận đối tượng mua diễn ra khá dễ dãi. Sự xác nhận dễ dàng này đã khiến nhiều người sở hữu 1, 2 hay nhiều hơn căn nhà ở xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng mua đi bán lại tràn lan và gây biến tướng bản chất nhà ở xã hội theo luật định.

Nhà ở xã hội dễ biến tướng nên tra trách nhiệm trước tiên ở các chủ đầu tư trong việc xét duyệt hồ sơ mua nhà. Chủ đầu tư có trách nhiệm phát hiện và loại những hồ sơ vi phạm như: xác nhận hồ sơ sai, đã từng mua dự án... Sự rà soát theo chiều dọc bộ máy chính quyền có liên quan đến chính sách nhà ở xã hội sẽ đảm bảo tính xác thực và công bằng trong việc sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp/

Nhà ở xã hội biến tướng bởi nhiều lí do

Mặt khác, nguồn cung nhà ở xã hội ít nên mới xảy ra hiện tượng mua bán chênh tại một số dự án, do đó người dân cố tình nộp hồ sơ nhiều lần tại dự án nhà ở xã hội để trục lợi.

Ngoài ra, người dân không thể mua nhà là do hiện giá nhà ở xã hội ngày một cao khoảng 17 triệu đồng/m2, mức giá này tương đương giá căn hộ thương mại. Do đó người có thu nhập thấp khó có thể mua nhà ở trong khi các đối tượng giàu có hơn thì coi đây là mảnh đất màu mỡ để trục lợi dễ dàng.

Hữu Long

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/nhung-hinh-thuc-bien-tuong-cua-nha-o-xa-hoi-5161/