Những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới tuần qua

Khắp thế giới, các hoạt động bị gián đoạn vì sự lây lan của virus, trong khi người dân phải thích nghi với những thói quen mới tại những quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại.

 Máy bay quân đội Nga bay qua bầu trời thủ đô Moscow trong buổi tập dượt chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức. Lễ diễu binh là truyền thống kỷ niệm chiến thắng phát xít được Liên Xô trước đây và Nga hiện nay tổ chức tại Quảng trường Đỏ thường niên vào ngày 9/5. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã buộc Nga hoãn kế hoạch tổ chức diễu binh. Tới thời điểm hiện tại, Nga đang là điểm nóng dịch bệnh của châu Âu khi 5 ngày liên tiếp có số ca nhiễm mới vượt quá 10.000. Ảnh: Reuters.

Máy bay quân đội Nga bay qua bầu trời thủ đô Moscow trong buổi tập dượt chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức. Lễ diễu binh là truyền thống kỷ niệm chiến thắng phát xít được Liên Xô trước đây và Nga hiện nay tổ chức tại Quảng trường Đỏ thường niên vào ngày 9/5. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã buộc Nga hoãn kế hoạch tổ chức diễu binh. Tới thời điểm hiện tại, Nga đang là điểm nóng dịch bệnh của châu Âu khi 5 ngày liên tiếp có số ca nhiễm mới vượt quá 10.000. Ảnh: Reuters.

Một cô dâu thử váy cưới trong ngày đầu tiên kinh doanh được phép mở lại trong bối cảnh lệnh phong tỏa vẫn tiếp tục được duy trì ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Quốc gia trên bán đảo Iberia đang tiến hành kế hoạch 4 giai đoạn nhằm gỡ bỏ phong tỏa, tuy nhiên chính quyền Tây Ban Nha hôm 8/5 đã bác bỏ yêu cầu của thủ đô Madrid về việc chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2, đồng nghĩa với việc không cho phép mở cửa nhà hàng, quán bar và địa điểm tôn giáo. Thủ đô Madrid cùng thành phố Barcelona chiếm khoảng 50% số ca nhiễm virus corona ở Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.

Cuộc diễu hành tổ chức bởi chủ các cửa hiệu nhỏ tại cầu Rialto, thành phố Venice, Italy, nhằm tưởng nhớ các nhân viên y tế tử vong vì virus corona. Khoảng 9% các ca nhiễm bệnh tại Italy là nhân viên y tế. Italy đã khởi động kế hoạch dỡ bỏ từng phần các biện pháp phong tỏa đất nước, sau khi số ca nhiễm mới virus corona giảm mạnh, đi cùng với số người hồi phục tăng nhanh. Ảnh: Reuters.

Một bé trai đeo khẩu trang đứng bên bức tường được sơn vẽ graffiti bên ngoài Viện hải dương học ở Brooklyn, New York, Mỹ. New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 với 330.000 ca nhiễm và hơn 26.000 trường hợp tử vong. Những ngày qua, dịch bệnh đã chững lại tại bang này khi số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm dần. Các cơ sở điều trị y tế dã chiến của quân đội tại New York cũng đã tạm dừng hoạt động. Ảnh: Reuters.

Một người đàn ông mặc đồ hóa trang của nhân vật trong phim Transformers xuất hiện trên đường phố ở thành phố Bandung, Indonesia và yêu cầu người dân ở trong nhà trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát. Indonesia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Đông Nam Á với hơn 13.000 ca lây nhiễm và 943 trường hợp tử vong vì virus corona. Nhà chức trách Indonesia đã tiến hành phong tỏa nhiều phần của đất nước từ tháng 4. Việc tái mở cửa nền kinh tế dự kiến chỉ có thể được tiến hành từ tháng 6. Ảnh: Reuters.

Nghệ sĩ sử dụng kính chống giọt bắn khi biểu diễn tại Đền thờ Erawan, thủ phủ bang Kok sau khi chính quyền Thái Lan cho phép mở cửa trở lại một số loại hình kinh doanh như nhà hàng, trung tâm thương mại ngoài chợ, công viên và tiệm cắt tóc. Thái Lan tới nay ghi nhận 3.000 trường hợp nhiễm Covid-19 với 55 ca tử vong. Ảnh: Reuters.

Cặp đôi đi bộ dọc khu phố Trung Quốc tại trung tâm thủ đô London, trong bối cảnh Anh tiếp tục kéo dài các biện pháp phong tỏa nhằm đối phó với đại dịch Covid-19. Anh hiện là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ 2 trên thế giới với 31.241 trường hợp, chỉ xếp sau Mỹ. Số ca nhiễm Covid-19 tại Anh đã lên tới 211.364, xếp thứ 3 trên toàn châu Âu. Bên cạnh áp dụng phong tỏa toàn quốc, nhà chức trách Anh hôm 8/5 đã yêu cầu người trở về từ nước ngoài tự cách ly 14 ngày. Ảnh: Reuters.

Nghệ sĩ Lionel Stanhope vẽ bức tranh tường ở thủ đô London, mô phỏng lại bức tranh "Bữa tiệc tại Emmaus" của họa sĩ Caravaggio. Tuy nhiên, Stanhope đã thêm cho Chúa Jesus găng tay bảo hộ y tế, như một cách tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh trong bối cảnh đại dịch. Ảnh: Reuters.

Polly Swann, cựu vận động viên bơi thuyền từng giành huy chương bạc tại Olympic Rio 2016, đang tập luyện tại nhà ở Edinburgh, Scotland hôm 4/5 trong thời gian nước Anh bị phong tỏa. Các sự kiện thể thao tại Anh hiện chưa hẹn ngày trở lại. Ảnh: Reuters.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối chính sách phong tỏa tại Hà Lan. Chính phủ Hà Lan ra lệnh đóng cửa đất nước từ giữa tháng 3 khi virus corona bùng phát trên diện rộng tại quốc gia này cũng như nhiều nước châu Âu khác. Quốc gia với 17 triệu dân Hà Lan đã ghi nhận hơn hơn 42.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 5.300 ca tử vong. Sau khi dịch bệnh có dấu hiệu hạ nhiệt, chính phủ Hà Lan đã lên kế hoạch dỡ bỏ từng phần lệnh phong tỏa, bắt đầu từ 11/5. Ảnh: Reuters.

Duy Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-hinh-anh-an-tuong-nhat-the-gioi-tuan-qua-post1082657.html