Những hiện vật quý được khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa mở đợt khai quật khoảng 1.000m2 tại khu vực phía Đông Bắc nền điện Kính Thiên. Khu vực khai quật có địa tầng khoảng 7m, sâu nhất từ trước đến nay và phát hiện nhiều hiện vật có niên đại từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn đến thời hiện đại, mở ra nhiều hướng nghiên cứu về khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với các Vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn).

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với các Vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn).

Vừa qua, trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa mở đợt khai quật khoảng 1.000m2 tại khu vực phía Đông Bắc nền điện Kính Thiên. Khu vực khai quật có địa tầng khoảng 7m, sâu nhất từ trước đến nay và phát hiện nhiều hiện vật có niên đại từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn đến thời hiện đại, mở ra nhiều hướng nghiên cứu về khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long.

Các tầng văn hóa đặc trưng phát lộ, thể hiện khá đầy đủ bề dày lịch sử của khu vực nền điện Kính Thiên.

Công nhân làm việc liên tục để tìm kiếm những di vật, từng lớp đất được cẩn thận xén lên dưới sự giám sát của các nhà khoa học.

Cuộc khai quật tìm thấy nhiều loại hình di vật khác nhau, gồm đồ đá, gốm, kim loại và cấu kiện gỗ...

Một đoạn khu vực khai quật có địa tầng sâu nhất tại Hoàng thành Thăng Long

Các khu vực khai quật được đánh số thứ tự để theo dõi.

Địa tầng khai quật nhiều tầng.

Công nhân làm việc tỉ mỉ, cẩn trọng tại từng tầng khai quật.

Một chi tiết gốm sứ trang trí đầu rồng tráng men xanh ngọc.

Nhiều mảnh ngói thời Lê Sơ tráng men xanh, men vàng cùng các mảnh ngói trang trí rồng, gạch thông gió trang trí rồng còn nguyên vẹn đi kèm

Thẩm định các hiện vật được khai quật.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/nhung-hien-vat-quy-duoc-khai-quat-tai-hoang-thanh-thang-long-150082.html