Những gia vị dễ kiếm, công dụng 'thần kỳ' giải cảm ngày đông

Mùa đông lạnh dễ gây ra những bệnh như: cảm cúm, sổ mũi, ho sốt, nghẹt mũi… Lương y chỉ sử dụng gia vị dễ kiếm làm giữ ấm cơ thể, giải cảm, trị bệnh hiệu quả.

Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, Phó Chủ tịch Hội đông y Vũng Tàu, cảm lạnh còn gọi cảm phong hàn là do cơ thể cảm nhiễm phải tà khí lạnh “phong hàn”. Khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể không thể thích nghi kịp mà bị cảm.

Ngoài ra, trong ngày đông lạnh nhiều người dễ phát sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho, mẫn ngứa... khiến cơ thể khó chịu mệt mỏi. Phòng trị chọn món ăn ôn bổ giải hàn tà là rất cần thiết. Dưới đây là một số loại rau gia vị có tác dụng phòng trị cảm lạnh hiệu quả.

Rau mùi là gia vị dẽ kiếm giúp giải cảm rất tốt trong ngày đông. Ảnh minh hoa

Rau mùi là gia vị dẽ kiếm giúp giải cảm rất tốt trong ngày đông. Ảnh minh hoa

Rau mùi (Ngò rí): Có vị cay, tính ôn, không độc… tác dụng giải biểu thăng dương, trừ tà khí, long đàm, phấn chấn thần kinh, mạnh sinh lý, tăng trí nhớ… trị cảm cúm, đau đầu xổ mũi, nghẹt mũi.. Dùng dưới dạng ăn sống, ăn lẩu, luộc, nấu canh, quấn thịt cá ăn, sắc uống đều tốt.

Cải canh (Cải xanh): vị cay, tính ấm, tác dụng thông khí trừ đờm, ấm tỳ vị, lợi tiêu hóa. Trị ngoại cảm ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh… Dùng dưới dạng phối hợp cá thịt gia vị gừng, tiêu nấu canh, hoặc xào, ăn sống, sắc nước sắc uống đều tốt.

Nếu cảm có đau cứng cổ gáy dùng kinh giới 200g, gừng tươi 100g giã vắt nước cốt cho uống bả đầm vào túi vải đánh dọc sau gáy cổ.

Gừng tươi (sinh khương): Có vị cay tính ấm. Tác dụng giải biểu, tán hàn, hành thủy, chống nôn, ôn tỳ phế…Dùng giải cảm nên phối hợp gừng tươi với rau tía tô, hành nấu cháo ăn nóng, hoặc khi nấu canh, xào rau củ cho nhiều vị gừng.

Hành ta, hành hoa: Có vị cay, tính ấm. tác dụng giải biểu, thông dương, hòa tỳ vị, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu… Chủ trị cảm cúm xổ mũi, nhức đầu, bụng đầy khó tiêu, nhiễm trùng đường ruột, bí tiểu tiện, tiêu viêm… Dùng dưới dạng như xào thịt, cá, muối chua, ăn sống, dạng rau gia vị.

Tía tô: Có vị cay, tính ấm… tác dụng trị ngoại cảm phong hàn, đầy bụng, nôn mửa, tiêu đờm giảm ho, lý khí an thai…. Dùng dưới dạng ăn sống, xay nước, phối hợp rau thơm khác ăn kèm với thịt, cá chấm mắm ăn, hoặc phơi khô sắc uống đều tốt.

Hành tây: Có vị cay, tính ấm… tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực, sát trùng, lợi tiểu tiện… trị cảm cúm, xổ mũi, nhức đầu, bụng đầy, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu, mỡ máu cao, phong thấp nhức mỏi… Dùng dưới dạng kết hợp thịt, cá, xào, làm gỏi, hầm, luộc hoặc sắc nước uống đều tốt.

Húng quế (Húng dỗi): Có vị cay tính ấm…tác dụng kiện tỳ, thông phế, sát khuẩn, an thần, thư cơ, lợi ngũ tạng… dùng rất tốt chữa ho cảm, xổ mũi, bụng đầy, viêm đại tràng co thắt, suy nhược, đau đầu, khó ngủ, phụ nữ sau sinh ít sữa, viêm mũi dị ứng, mũi không ngửi thấy mùi. Dùng dưới dạng ăn sống, xay nước, phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá chấm mắm ăn, hoặc vò lá tươi ngửi, cây già phơi khô sắc uống.

Phong trị cảm lạnh cần lưu ý: kiêng thức ăn hàn (lạnh) như: Nước đá, nước dừa, kem, cam, măng, cà, Atisô, rau sống nguội lạnh và các loại thức ăn có vị chua đắng quá thuộc tính âm không nên dùng.

Diệu Tâm - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/nhung-gia-vi-de-kiem-cong-dung-than-ky-giai-cam-ngay-dong-81104-9.html