Những giá trị 'có một không hai' có thể cháy rụi trong Nhà thờ Đức Bà Paris

Khi ngọn lửa xé toạc công trình gothic cổ kính của nước Pháp hôm 16/4, nhiều người lo sợ các vật phẩm vô giá sẽ bị phá hủy.

Nhà thờ Notre-Dame ở Paris là nơi sở hữu nhiều đồ tạo tác, tác phẩm nghệ thuật và các di tích thu thập qua nhiều thế kỷ, trong khi chứa đựng câu chuyện lịch sử của riêng mình.

Theo quản đốc Nhà thờ Đức Bà, Đức ông Patrick Chauvet, một 'khu rừng' lưới mắt cáo bằng gỗ nơi phần mái đã bị thiêu rụi. Khung có tuổi đời từ thế kỷ 13, chủ yếu bao gồm gỗ sồi và chứa các dầm gần như nguyên vẹn từ thời khung nhà thờ đầu tiên được xây dựng bởi những cây bị chặt hạ trong khoảng năm 1160-1170. Đây là một trong những phần lâu đời nhất của cấu trúc mang tính biểu tượng - không chỉ của nước Pháp mà là của một nền nghệ thuật kiến trúc vĩ đại.

Theo quản đốc Nhà thờ Đức Bà, Đức ông Patrick Chauvet, một 'khu rừng' lưới mắt cáo bằng gỗ nơi phần mái đã bị thiêu rụi. Khung có tuổi đời từ thế kỷ 13, chủ yếu bao gồm gỗ sồi và chứa các dầm gần như nguyên vẹn từ thời khung nhà thờ đầu tiên được xây dựng bởi những cây bị chặt hạ trong khoảng năm 1160-1170. Đây là một trong những phần lâu đời nhất của cấu trúc mang tính biểu tượng - không chỉ của nước Pháp mà là của một nền nghệ thuật kiến trúc vĩ đại.

Hầu hết các khung hiện tại bắt đầu từ năm 1220, thể hiện phong cách kiến trúc thịnh hành được gọi là 'mái vòm cao'. Để phù hợp với điều này, quá trình xây dựng nhà thờ đòi hỏi những cây sồi cao, cứng cáp. 21ha gỗ sồi, tương đương 13.000 cây của một khu rừng gần đó đã được đốn hạ để phục vụ việc xây dựng. Và để đạt đến độ cao mà các thợ mộc cần, những cây đó có thể đã phải 300-400 năm tuổi, nghĩa là chúng sẽ mọc lên khỏi mặt đất trong thế kỷ thứ 8-9.

Trong thời trung cổ, các thợ mộc đầu tiên xây dựng khung trên mặt đất để có được kích thước và cấu trúc đúng. Sau đó, các công nhân sẽ tháo rời khung, nâng nó lên trần nhà để lắp lại. Cấu trúc khung gỗ đỡ một mái nhà được làm bằng chì, nặng 210 tấn. Khung chì có ưu điểm là chống cháy nhưng gỗ hỗ trợ lại là thứ đã bị cháy rụi.

Cửa sổ Hoa hồng là một bộ ba cửa sổ kính màu rộng mênh mông trên ba cổng chính của nhà thờ có từ thế kỷ 13.

Great Organ: ban đầu có từ thời trung cổ. Trong nhiều năm, các nhà sản xuất đã cải tạo nhạc cụ và bổ sung mới nhưng nó vẫn chứa các đường ống từ thời Trung cổ trước khi xảy ra hỏa hoạn vào thứ 2.

Bên cạnh đó, Nhà thờ Đức Bà sở hữu nhiều tác phẩm điêu khắc, tượng và tranh vẽ mô tả các cảnh kinh điển trong Kinh thánh. Một loạt gồm 76 bức tranh, mỗi bức cao gần 4m, bao gồm hình ảnh Thánh Peter bị đóng đinh và sự chuyển đổi của Thánh Paul. Các tác phẩm được hoàn thành trong khoảng từ 1630 - 1707 bởi các thành viên hoặc cộng sự của Học viện Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia Pháp.
Một bức tranh khác là từ một loạt của Jean Jouvenet mô tả cuộc đời của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. May thay chuỗi 6 bức đã được chuyển đến Louvre vào những năm 1860 và chỉ "The Visective" là đã được trả lại cho Notre Dame.

Tháp chuông đôi là cấu trúc cao nhất ở Paris cho đến khi tháp Eiffel hoàn thành vào cuối thế kỷ 19. Tháp Bắc được hoàn thành vào năm 1240 và tháp phía Nam năm 1250.

Chuông chính của nhà thờ, Emanuelle , sống ở tháp phía Nam. Nó đã đánh dấu những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Pháp, như kết thúc Thế chiến II, cũng như các ngày lễ và các dịp đặc biệt.

Kho bạc của nhà thờ chứa một số cổ vật linh thiêng của Kitô giáo, bao gồm chiếc Vương miện gai, một mảnh của Thánh giá thật và một trong những chiếc đinh thánh.

Một chiếc đinh từ thập giá mà Chúa Giêsu bị đóng được đặt trong Nhà thờ Đức Bà.

Ở bên ngoài của nhà thờ luôn được bố trí một đội bảo vệ. Các hầm mộ khảo cổ nằm dưới lòng sân, được tạo ra nhằm bảo vệ các di tích thế kỷ 19 được phát hiện trong cuộc khai quật năm 1965, mở cửa cho công chúng vào năm 1980.

Hương Thảo (Theo CNN)

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/nhung-gia-tri-co-mot-khong-hai-co-the-chay-rui-trong-nha-tho-duc-ba-paris-340977.html