Những giả thuyết mới giải thích sự biến mất bí ẩn của nền văn minh Maya

Người Ấn Độ Maya đã tạo ra nền văn hóa phát triển nhất ở Trung Mỹ, thời hoàng kim trùng với thời đại La Mã cổ đại. Nhưng vào cuối thế kỷ 9, các thành phố Maya hùng vĩ trở nên hoang tàn. Dữ liệu khoa học mới buộc phải xem xét lại các giả thuyết trước đây về nguyên nhân của sự suy tàn của nền văn minh cổ đại.

Bí ẩn của các thành phố Maya

Các dân tộc Maya đã sống trên Bán đảo Yucatan (thuộc Mexico ngày nay) trong hơn 40 thế kỷ. Phát hiện lâu đời nhất có từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Và đến thiên niên kỷ đầu tiên, người Ấn Độ đã tạo dựng những thành phố kỳ vĩ.

Từ năm 250 đến năm 900 sau Công nguyên, người Maya phát triển mạnh mẽ. Họ có nghệ thuật, khoa học, kiến trúc, thể chế xã hội, chữ viết và lịch thiên văn.

Nhưng từ năm 810 đến 1050, tất cả các thành phố của người Maya đã bị bỏ hoang. Tikal, thủ đô của Vương quốc Mutul, cũng bị bỏ hoang vào khoảng năm 950.

Quảng trường chính của Tikal cổ đại. Ảnh: Bjorn Christian Torrissen.

Quảng trường chính của Tikal cổ đại. Ảnh: Bjorn Christian Torrissen.

Người Maya chưa bao giờ là một đế chế thống nhất. Các quốc gia thành phố của họ liên tục gây chiến với nhau, cũng như với các vương quốc láng giềng.

Quyền lực nhất trong 5 thế kỷ là Teotihuacan, thuộc Mexico ngà nay. Nhưng nó đã bị bỏ hoang thậm chí rất sớm, vào cuối thế kỷ thứ 7. Các nhà sử học cho rằng, điều này là do xung đột xã hội, hoặc do thiên tai gây ra, chẳng hạn như núi lửa phun trào hay hạn hán kéo dài.

Giả thuyết hạn hán

Phân tích đồng vị về trầm tích đáy hồ Chichankanab ởMexico cho thấy, có một đợt hạn hán khắc nghiệt vào đầu thế kỷ thứ 9-10. Các nhà khoa học ước tính rằng, lượng mưa hàng năm đã giảm 50-70%.

Người Yucatan trải qua một đợt hạn hán khác vào khoảng năm 200 sau Công nguyên. Sau đó, theo các nhà khảo cổ, dân số của Seibal, một thành phố lớn của người Maya, giảm mạnh. Cư dân của Tikal đã phải xoay sở để thích nghi với khí hậu.

Một phần phế tích cung điện Maya ở Mexico. Ảnh: Reuters.

Sau khi tạo ra một hệ thống kênh và hồ chứa thủy lợi, họ chuyển sang trồng ngô, loại cây đòi hỏi độ ẩm ít hơn so với các loại cây trồng khác.

Nhưng điều này, theo các nhà khoa học, đã không giúp ích cho người Maya trong một đợt hạn hán khốc liệt hơn trong thế kỷ thứ 9. Khi các hồ chứa khô kiệt và mất mùa liên miên, con người đi vào rừng rậm.

Giả thuyết này cũng được xác nhận bởi thực tế là gần như đồng thời với Tikal, tất cả các thành phố lớn ở phía nam và trung tâm của Yucatan đều trống rỗng, nơi không có mưa trong nhiều thập kỷ và các khu định cư nhỏ hơn ở phía bắc hoặc trên núi, như Caminalhuyu, vẫn tồn tại.

Ngộ độc thủy ngân

Các nhà khoa học Mỹ gần đay đã tiến hành phân tích di truyền địa hóa và phân tử các trầm tích từ 4 hồ chứa nước chính của tàn tích Tikal, phát hiện ra rằng, 2 trong số đó, nằm ở trung tâm, hàm lượng thủy ngân và phốt phát đậm đặc và có dấu vết của vi khuẩn lam độc.

Tòa tháp El Castillo Chichen Itza, Mexico. Ảnh: Chichenitzatours.

Nước có đặc điểm như vậy có thể gây chết người. Dựa trên các phân tích quang phổ, các nhà nghiên cứu kết luận, nguồn thủy ngân là cinnabar, một sắc tố khoáng chất được người Maya sử dụng để chế tạo sơn đỏ. Nó được sử dụng để trang trí các tòa nhà, các sản phẩm đất sét,... Theo thời gian, thủy ngân bị rửa trôi và tích tụ trong các hồ chứa.

Đáng lưu ý, lượng thủy ngân tối đa trong các vùng nước xảy ra trong thời kỳ dân số thành phố giảm mạnh.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng, ngoài 2 hồ chứa bị ô nhiễm, còn có một số hồ chứa khác mà nguồn nước không bị nhiễm độc. Đây là yếu tố khiến giả thuyết nhiễm độc thủy ngân chưa đủ sức thuyết phục.

Suy tàn bởi chế độ ăn chỉ có ngô

Các nhà nhân chủng học Mỹ đã nghiên cứu 50 hố chôn cất của khu định cư Kahal Pech cổ đại ở Belise. Theo dữ liệu carbon phóng xạ, một số trong số chúng có từ năm 735-400 trước Công nguyên, và một số từ 800- 850 sau Công nguyên, đúng vào thời kỳ suy tàn của đế chế Maya.

Khu đền đài và lăng mộ kim tự tháp Palenque, Mexico: Ảnh: Globalserpa.

Bằng cách đo hàm lượng các đồng vị carbon và nitơ trong collagen xương, các nhà khoa học đã xác định, chế độ ăn của người Maya ban đầu khá phong phú, bao gồm ngô, các loại thực vật và thịt từ động vật hoang dã; tuy nhiên về sau tức ăn chỉ duy nhất có ngô.

Ngô là một loại cây trồng cần ít nước, chịu hạn tốt. Cơ thể con người với chế độ ăn uống đơn điệu như vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn. Do đó, theo các nhà nhân chủng học, người Maya có thể đơn giản là đã bị thoái hóa.

Chiến tranh toàn diện

Người Maya luôn xung đột với nhau. Trong biên niên sử, có nhiều ghi chép rằng, người cai trị một thành phố đã tấn công hàng xóm và bắt giữ các nhà lãnh đạo của họ.

Trước đây, người ta cho rằng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ chỉ mang tính chất nghi lễ thuần túy, bắt tù nhân để hiến tế hoặc đòi tiền chuộc cho con tin từ các gia đình quý tộc. Tuy nhiên, phát hiện gần đây của các nhà khoa học Mỹ buộc phải xem xét lại quan điểm này.

Khu đền tại Lamanai, Belize, theo thời gian đã bị cỏ cây phủ kín. Ảnh: Kaanabelize.

Các nhà nhân chủng học từ Đại học California tại Berkeley, cùng với Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã phát hiện trong các trầm tích gần thành phố Maya những lớp than có niên đại khoảng thế kỷ thứ 7. Thời điểm, theo sử liệu, Vitzna bị bắt giữ và đốt cháy bởi các chiến binh của thành phố lân cận, chính xác ngày 21/5/697.

Hóa ra người Maya, khi tấn công lẫn nhau, không chỉ bắt giữ con tin, mà còn sử dụng chiến thuật đốt sạch. Các nhà sử học thậm chí đã tìm thấy một từ đặc biệt trong biên niên sử Maya là “puluuy”, có nghĩa là đốt cháy thành phố của kẻ thù.

Hơn nữa, những ngôi mộ tập thể, thành trì kiên cố và quân đội quy mô lớn,… cho thấy người Maya rất hiếu chiến và tàn nhẫn. Điều đó, theo các nhà khoa học, cuối cùng người Maya đã tiêu diệt lẫn nhau và đi đến diệt vong.

Cộng hưởng nhiều yếu tố bất lợi

Các bằng chứng lịch sử khi ráp lại với nhau, cho thấy, rấtvnhiều nguyên nhân khiến đế chế Maya suy tàn.

Tikal đã mất phần lớn dân số trong khoảng thời gian từ 830 đến 950, khi theo biên niên sử, tiểu vương quốc này đã tiến hành các cuộc chiến tranh hủy diệt toàn diện với các quốc gia thành phố lân cận. Đồng thời, một đợt hạn hán tấn công khu vực. Đám đông người tị nạn đổ về thành phố, nơi có nguồn cung cấp nước, làm trầm trọng thêm các vấn đề của đô thị.

Một công trình Maya thuộc thành phố cổ Yaxchilan, Mexico. Ảnh: Kathmanduandbeyond.

Nhưng nguồn nước bi nhiễm độc, hạn hán và thiếu thức ăn khiến những cuộc nổi dậy bắt đầu. Chính quyền trung ương sụp đổ. Đám đông chiếm lấy các cung điện hoàng gia và các tòa nhà hoành tráng, những ngôi nhà tranh được dựng lên trong các quảng trường nghi lễ của thành phố. Một số di tích đã bị phá hủy, một số khác được sử dụng bởi những người bình thường cho các nghi lễ của họ.

Sự tôn kính dành cho những người cai trị biến mất, của cải của tầng lớp trên bị cướp bóc. Tất cả điều này được xác nhận bởi các cuộc khai quật khảo cổ.

Vào đầu thế kỷ 11, thành phố hoàn toàn vắng vẻ. Rừng và thảm thực vật nhanh chóng nuốt chửng tàn tích của những công trình kiến trúc tráng lệ. Nền văn minh Maya đã biến mất trong suy tàn.

Huy Anh

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/chuyen-la-bon-phuong/nhung-gia-thuyet-moi-giai-thich-su-bien-mat-bi-an-cua-nen-van-minh-maya-91803.html