Những dự án di truyền của Trung Quốc gây lo lắng

Trong những năm gần đây các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được những bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền.

Họ đã tạo ra những thành tựu tốt xấu lẫn lộn, khiến dư luận không khỏi băn khoăn, tranh cãi.

1. Nghiên cứu di truyền lớn nhất

Năm 2018, một công ty giải mã hệ gen có trụ sở tại Thâm Quyến được trao quyền truy cập vào một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Thông tin di truyền của khoảng 7 triệu phụ nữ mang thai Trung Quốc đã được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu thử nghiệm bệnh rối loạn liên quan đến hội chứng Down.

Chỉ có khoảng 141.000 phụ nữ được chọn, nhưng nó vẫn là dự án lớn nhất về kiểm chứng di truyền học của người Trung Hoa. Các bà mẹ đại diện cho hầu hết các tỉnh, 36 trong số 55 nhóm dân tộc thiểu số.

Một số gen nhất định có liên quan đến chiều cao và khối lượng cơ thể, khả năng song sinh và mức độ nghiêm trọng của herpesvirus 6 đã được nghiên cứu tỷ mỉ. Ngay cả những người di cư cũng để lại dấu ấn của họ trên hệ gen của người Trung Quốc, phần lớn dân số là tộc người Hán (92%).

Nghiên cứu còn phát hiện thấy tộc người này có cấu trúc di truyền giống nhau, nhưng lại có sự khác biệt bởi địa bàn cư trú.

Biến thể gen cũng gây ra phản ứng miễn dịch khác nhau so với người Hán sống ở miền bắc và miền nam, trong khi đó một số nhóm dân tộc thiểu số lại có đa dạng di truyền cao hơn so với người Hán.

2. Nghiên cứu dơi mang mầm bệnh SARS

Năm 2002, thế giới bùng phát dịch SARS nguy hiểm gây chết người hay còn gọi là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Đầu tiên, nó xuất hiện ở miền nam Trung Quốc, làm cho 8.000 người bị nhiễm, và cướp đi gần 800 sinh mạng, điều này khiến dịch bệnh không bao giờ được giải quyết dứt điểm.

Vào cuối năm 2017, các nhà khoa học Trung Quốc tiết lộ một đầu mối gây bệnh đáng ngại có trong một hang động ở tỉnh Vân Nam. Trong vòng 5 năm trở lại đây, qua khảo sát cho thấy nhiều loại virus SARS tồn tại trong những con dơi sống trong hang động này, 11 chủng mới được phát hiện, nhưng chưa hề phát hiện thấy các đặc điểm di truyền mầm bệnh gây ra dịch SARS năm 2002.

SARS ở loài dơi chưa bao giờ được chứng minh là vượt qua rào cản để thâm nhập vào cơ thể con người. Tuy nhiên, qua phân tích kỹ , các nhà khoa học đã phát hiện ra điều gì đó bất ổn. Đó là các chủng SARS mới mang khối di truyền vừa đủ để tạo ra một loại virus có thể tiến hóa để nhảy từ dơi sang người.

Thứ hai, ba trong số các chủng mới có khuynh hướng di truyền nên rất dễ lây sang cho con người. Tuy nhiên, lại có lập luận, nếu dịch SARS 2002 đi ra từ hang động, thì làm thế nào nó lại di chuyển đến Ground Zero ở tỉnh Quảng Đông, cách hang 1.000 km, câu hỏi này hiện đang được khoa học nghiên cứu tiếp.

3. Nhân bản khỉ đầu tiên trên thế giới

Sau 79 lần thất bại, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tại Thượng Hải đã nhân bản thành công cặp khỉ đuôi dài và được đặt tên là Zhong Zhong và Hua Hua. Đây là sản phẩm ra đời bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma (SCNT), giống như các nhà khoa học Anh nhân bản cừu Dolly trước đó hai thập kỷ.

Theo đó, nhân tế bào trứng của động vật được lấy ra và thay bằng nhân từ tế bào sinh dưỡng của một động vật khác. Trứng sau khi tái tạo được cấy vào con vật mang thai hộ và phát triển thành bản sao của động vật hiến nhân tế bào thay thế.

Theo nhóm nghiên cứu, tầm quan trọng của dự án nhân bản khỉ là thể hiện khả năng tạo ra động vật linh trưởng có gen giống hệt nhau, hữu ích cho nghiên cứu y học dựa trên gen ở người, nhất là các loại bệnh về di truyền, ung thư, rối loạn miễn dịch hoặc trao đổi chất, và thử nghiệm các loại thuốc chữa bệnh trước khi đưa vào sử dụng lâm sàng.

4. Tạo phôi kháng HIV

Chỉnh sửa gen ở người được xem là một thành tựu mới mẻ. Trong khi hầu hết các quốc gia đều thận trọng xem giao thức sửa đổi mô con người vì nó mang tính đạo đức, thì Trung Quốc lại tiên phong đi đầu, khiến cuộc cách mạng chỉnh sửa gen người thêm sôi động kèm theo không ít tranh luận.

Năm 2016, Đại học Y khoa Quảng Châu (GMU) đã khuấy động trào lưu mới mẻ này bằng cách tạo ra phôi kháng HIV. GMU đã sử dụng 26 trứng người của nhóm tình nguyện đã thụ thai nhưng không thể phát triển thành những đứa trẻ dùng cho nghiên cứu.

Bước tiếp theo là công đoạn đột biến di truyền đặc trưng. Những người tự nhiên mang đột biến này sẽ miễn dịch với virus HIV. Sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR, gen được đưa vào hệ gen của phôi thai. Trong 26 phôi được chỉnh sửa gen chỉ có 4 phôi thành công.

Những phôi thai còn lại có dấu hiệu đột biến ngoài ý muốn. Qua nghiên cứu cho thấy, người ta không thể dự đoán được những tác động lâu dài trên cơ thể con người thông qua thủ thuật chỉnh sửa gen. Nói cách khác, chỉnh sửa gen chưa hẳn đã an toàn và cũng có thể tạo ra những đột biến ngoài mong muốn.

5. Robot chống ung thư

Giấc mơ tạo nanorobot để chống lại bệnh ung thư không phải là mới nhưng cách làm của các nhà khoa học Trung Quốc lại mang tính sáng đột phá khẩu.

Thông thường, các khối u ung thư sống được là nhờ mạch máu của cơ thể và để chặn nguồng dinh dưỡng này, các nhà khoa học đã mượn các phân tử DNA từ một loại virus gọi là phage và dùng thủ thuật giống như kỹ thuật gấp giấy origami của người Nhật để tạo thành tấm hình chữ nhật.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/bi-an-khoa-hoc/nhung-du-an-di-truyen-cua-trung-quoc-gay-lo-lang-3379977/