Những động vật có thể 'chết tức tưởi' vì biến đổi khí hậu

Những loài động vật này bị đe dọa bởi sự biến mất của môi trường sống, nhiệt độ đại dương gia tăng, hạn hán hay cháy rừng do biến đổi khí hậu gây ra.

Loài hổ sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới châu Á. Mối đe dọa lớn nhất của loài này nạn săn bắt và buôn bán trái phép. Ngoài ra môi trường sống của loài động vật này đang bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.

Báo tuyết sống ở vùng núi Himalaya và Cao nguyên Tây Tạng. Báo tuyết cũng bị đe dọa bởi nạn săn bắt trái phép để lấy da và xương. Số lượng loài này hiện đang giảm nhanh chóng do biến đổi khí hậu và môi trường sống bị xâm lấn.

Sếu Bắc Mỹ hiện chỉ còn khoảng 50-249 cá thể, sống ở Canada và Mỹ (đã tuyệt chủng ở Mexico).

Gấu trúc lớn, chủ yếu sống ở khu vực Tứ Xuyên, Sơn Tây và Cam Túc của Trung Quốc. Hiện chỉ có khoảng 500-1.000 cá thể gấu trúc lớn.

Tê giác châu Á đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, trong đó môi trường thức ăn của chúng bị nhiều loài ngoại lai xâm lấn, môi trường sống bị giảm và sự mở rộng của các cộng đồng người.

Đười ươi Borneo và Sumatra đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Chúng là loài đồng vật thông minh và có nhiều đặc điểm giống với con người. Sống ở các khu rừng thấp ở Indonesia và Malaysia, loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Báo Geta chủ yếu sống ở vùng cận Sahara, châu Phi. Chúng bị đe dọa bởi môi trường sống ngày càng hạn hẹp, nạn săn bắn và dịch bệnh.

Loài thú có túi hơi ở Australia. Loài này hiện chủ còn khoảng 80 cá thể.

Gấu trắng Bắc Cực, chủ yếu sống ở vùng Cực Bắc, Canada, Nga, Alaska, Greenland và Na Uy. Biến đổi khí hậu khiến môi trường sống của gấu trắng Bắc cực bị thay đổi khá nhiều: nhiệt độ tăng khiến băng tan, nhiệt độ nước biển tăng, nguồn thức ăn ngày càng hạn hẹp.

Chim cánh cụt Galapagos: chủ yếu sống ở Galapagos, Ecuador. Loài này bị đe dọa chủ yếu do biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng, dịch bệnh, tràn dầu...

Cá nược, chủ yếu sống ở vùng nước ấm ven biển Đông Phi tới khu vực Vanuatu (ngoài khơi phía Đông Australia). Nguy cơ lớn mà loài này đối mặt là nạn săn bắt quá mức, ô nhiễm hóa chất và biến đổi khí hậu.

Chuột lông vàng, chủ yếu sống ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng loài này đang giảm nhanh chóng do môi trường sống đang bị thu hẹp, hậu quả của việc mở rộng các khu định cư.

Ngỗng ngực đỏ, chủ yếu sống ở Bulgaria, Hy Lạp, Iran, Iraq, Romania, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Loài này đang đối mặt với nguy cơ săn bắt trái phép, môi trường sống suy giảm do biến đổi khí hậu.

Quạ cổ trắng chủ yếu sống ở Cộng hòa Dominicana và Haiti. Nạn san bắt trái phép, môi trường sống ngày càng giảm là nguyên nhân khiến loài này đang bị giảm số lượng nghiêm trọng. Loài quạ cổ trắng này đã tuyệt chủng ở Puerto Rico.

Lừa hoang dã châu Phi hiện chỉ còn chưa tới 200 cá thể, chủ yếu sống ở Eritrea và Ethiopia.

Khỉ nhện vàng chủ yếu sống ở Colombia và Venezuela, Nạn săn bắt và giảm môi trường sống khiến số lượng loài này bị giảm mạnh. Ngoài ra, các khu rừng thấp ở dãy núi Andean cũng đang bị phá hủy vì mục đích thương mại.

Lạc đà Bactrian, chủ yếu sống ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc và Mông Cổ. Số lượng lạc đà Bactrian hiện chỉ còn khoảng 950 cá thể.

Diệc Malagasy chủ yếu sống ở Angola, Somalia và Yemen. Mối đe dọa chính của loài này là môi trường sống bị thu hẹp. Các vùng đầm lầy đang mất dần do người dân địa phương chuyển đổi sang canh tác lúa.

Trâu hoang dã châu Á chủ yếu sống ở Bhutan, Ấn Độ, Nepal và Thái Lan bị đe dọa bởi sự lai giống với loài thuần chủng, mất môi trường sống và bị săn bắt lấy thịt.

Hải cẩu Hawaii hiện chỉ còn khoảng 632 cá thể, bị đe dọa bởi nguồn thức ăn ngày càng giảm (do biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới môi trường biển) và bản thân chúng lại trở thành "thức ăn" của cá mập.

Chó sói Ethiopia hiện chỉ còn 197 cá thể. Môi trường sống hoang dã của chó sói Ethiopia bị tác động bởi đô thị hóa và sự gia tăng các trang trại nuôi cừu thương mại./.

Theo Thùy Linh/VOV.VN

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/nhung-dong-vat-co-the-chet-tuc-tuoi-vi-bien-doi-khi-hau-1154004.html