Những đối tượng được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

iều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đã hướng dẫn cụ thể các nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ mức đóng BHYT.

Theo đó, các nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ bao gồm bốn đối tượng. Một là, Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai là người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này. Thứ ba là học sinh sinh viên ( HSSV). Thứ tư là, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, Điều 8 Nghị định đã quy định rất rõ: Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 1/12/2018), mức hỗ trợ từ NSNN cho một số đối tượng như sau: Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này; Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

Bên cạnh đó, trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật BHYT (nếu có) xây dựng và trình HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.

Học sinh sinh viên ( HSSV) là một trong những đối tượng được hỗ trợ (Ảnh: internet)

Ngoài ra, về việc đóng BHYT của HSSV, Khoản 5 Điều 9 Nghị định này quy định: Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, HSSV hoặc cha,mẹ, người giám hộ của HSSV có trách nhiệm đóng BHYT phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan BHXH.

NSNN hỗ trợ cụ thể là, HSSV đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, BHXH cấp tỉnh tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của HSSV và số tiền NSNN hỗ trợ đóng theo mẫu, gửi BHXH Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định; HSSV đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của HSSV. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của HSSV và số tiền NSNN hỗ trợ đóng theo mẫu, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định...

PV

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-doi-tuong-duoc-nha-nuoc-ho-tro-muc-dong-bhyt-post57739.html