Những điều thú vị về xác ướp Ai Cập

Xác ướp Ai Cập luôn là một trong những đề tài gây chú ý. Nhưng khác với phim ảnh, những sự thật về xác ướp có thể khiến đem đến cho bạn những ngạc nhiên lớn.

1. Xác ướp Ai Cập là những Pharaoh đã qua đời được bảo quản cơ thể để họ có thể trở thành các vị thần

Người Ai Cập cổ đại tin rằng, khi một vị vua qua đời, thi hài của vị vua đó cần được bảo quản nguyên vẹn để linh hồn của họ có thể tới được thế giới bên kia. Vị vua tại cõi vĩnh hằng sẽ trở thành một vị thần và được thờ phụng bởi người dân dọc theo bờ sông Niles. Để có thể làm được điều này, nghệ thuật ướp xác đã được tạo ra để đảm bảo thi hài của các Pharaoh không bị phân hủy theo thời gian và chúng cũng được đặt trong các kim tự tháp trường tồn đến tận ngày nay.

Mặt khác, thường dân chỉ được chôn cất trong cát sa mạc mà thôi.

2. Người Ai Cập không phải là những người đầu tiên ướp xác

2000 năm trước khi người Ai Cập phát minh ra phương thức ướp xác, tộc người Chinchorro sống ở khu vực thuộc Chile và Peru ngày nay đã tẩm ướp thi thể người quá cố. Xác ướp Chinchorro cổ xưa nhất được tìm thấy có nguồn gốc từ cách đây 7000 năm.

Thi thể người chết được loại bỏ cơ quan nội tạng, da được khâu kín lại rồi, sơn đen từ đầu tới chân. Người Chinchorro cũng làm một bộ tóc giả cho xác ướp, để mắt và miệng luôn mở. Chưa có thông tin chính thức nào về phong tục của người Chinchorro nhưng có những giả thuyết cho rằng, đây là cách họ tận dụng khí hậu tự nhiên để tránh dịch bệnh do xác người phân hủy.

3. Tại Ai Cập, mèo được ướp xác theo các Pharaoh

Khi một Pharaoh qua đời, thi hài của vị vua không phải là thứ duy nhất được tẩm ướp. Một số loài động vật đặc biệt là mèo cũng được ướp xác và chôn theo các Pharaoh. Trong văn hóa Ai Cập, mèo được coi là một loài vật thiêng liêng, là sứ giả của sự may mắn.

Hơn nữa mèo cũng có thể giết sâu bọ hay cả rắn độc sa mạc nên chúng càng được người Ai Cập yêu quý. Rất nhiều vị vua được chôn cất cùng với chú mèo họ nuôi lúc sinh thời.

4. Xác ướp được sử dụng làm thuốc tại châu Âu thế kỉ 16

Vào thế kỉ 16, rất nhiều người dân châu Âu bao gồm cả linh mục, hoàng gia và nhà khoa học sử dụng các phần cơ thể con người như xương, máu và cả mỡ làm thuốc trị bách bệnh, từ bệnh đau đầu cho tới động kinh. Xác ướp thường được bán lấy da hoặc nghiền thành bột rồi hòa vào nước uống để trị các vết thâm tím và nhiều loại bệnh khác. Phần sọ của xác ướp là có giá trị nhất, chúng thường được nghiền nhỏ để làm thuốc trị đau đầu.

Một số phát kiến khác ở thời đại này là sử dụng mỡ từ xác ướp chà sát lên vết thương, họ cho rằng làm thế có thể cầm máu và giảm đau. Ngoài ra, bột xác ướp được cho là có thể làm hết chảy máu mũi. Dù sao, các phương thuốc này thực sự vô cùng quái dị.

5. Xác ướp của Ramesses đệ nhị được cấp hộ chiếu

Được coi là Pharaoh vĩ đại nhất trong lịch sử, Ramesses đệ nhị trị vì Ai Cập trong sáu thập kỉ từ năm 1279-1213 trước công nguyên. Xác ướp của ông ban đầu được chôn cất ở kim tự tháp KV7 thuộc thung lũng của các vị vua, nhưng do nạn trộm mộ hoành hành nên nơi chôn cất của ông liên tục bị thay đổi.

Vào năm 1974, các nhà khảo cổ đã tìm được xác ướp của Ramesses đệ nhị, nhận thấy xác ướp đang ở tình trạng hư hỏng, họ quyết định mang thi hài về Paris để bảo quản. Trước khi lên máy bay sang Pháp, xác ướp được cấp hộ chiếu với quốc tịch Ai Cập, nghề nghiệp là Vua (đã qua đời). Việc nghiên cứu xác ướp của Ramesses đệ nhị cũng cho thấy phương thức ướp xác của người Ai Cập cổ đại miễn nhiễm với nấm mốc, ngoài ra vị vua này cũng có dấu hiệu của những vết thương do chiến đấu lưu lại và cả bệnh thấp khớp của tuổi già.

Vân Anh

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-xac-uop-ai-cap-585276.html