Những điều phải tuyệt đối tránh khi cúng Rằm tháng Giêng

Truyền thống người Việt rất chú trọng việc cúng Rằm tháng giêng. Vì vậy, để việc cúng Rằm diễn ra trang trọng và ý nghĩa cần tránh những điều này.

Những thứ kiêng kị trong mâm cúng Rằm tháng Giêng

Hoa quả giả

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên mâm cúng Rằm tháng Giêng tuyệt đối không nên bày hoa giả, trái cây giả. Mâm hoa quả không cần thiết phải là những của ngon vật lạ, những loại trái cây đắt tiền mà chỉ cần những hoa quả phổ biến, thông dụng nhưng tươi ngon dâng cúng tổ tiên, thần Phật để thể hiện lòng thành kính.

Thủ lợn

Không nên dùng thủ lợn làm lễ cúng. Trong mâm cúng gia tiên (thường là cỗ mặn) gia chủ có thể thay bằng những món ăn khác như: thịt gà, giò chả, bánh chưng, măng miến…

Đối với mâm cúng Phật thì tuyệt đối không được dùng cỗ mặn mà phải dùng những món chay thanh đạm như: bánh trôi nước, đậu xanh…

Tiền có nguồn gốc bất chính, vay mượn, trộm cắp

Cũng chính vì xuất phát từ quan niệm “có sao dâng vậy” nên nhiều gia đình cho rằng tiền cúng trên bàn thờ ngoài dùng tiền vàng mã thì khi cúng tiền thật đây nên là những tờ tiền có nguồn gốc chính đáng, có được từ mô hôi, công sức lao động của chính gia chủ.

Đặc biệt kiêng kị việc dâng cúng những tờ tiền có nguồn gốc bất chính, vay mượn, trộm cắp hay có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức. Việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu.

Giờ tốt nhất để cúng rằm tháng Giêng

Ảnh minh họa

Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng Giêng Âm lịch nên mọi người sẽ cúng vào đúng ngày đó.

Ông cha ta từ xưa luôn chọn giờ thật “chuẩn” để làm lễ cúng đó là từ 11 giờ đến 13h của ngày rằm (hay còn được gọi là giờ Ngọ). Bởi đây là thời gian Phật giáng lâm nên vào ngày rằm tháng Giêng tất cả các gia đình Việt luôn coi trọng lễ cúng ở nhà.

Tuy nhiên, ngày nay, mỗi gia đình lại có những điều kiện cuộc sống khác nhau nên họ sẽ tùy biến cho việc cúng vào giờ, ngày sao cho phù hợp bởi nhiều gia đình Việt luôn quan niệm rằng việc thờ cúng quan trong nhất là cái “tâm” để tỏ lòng biết ơn, tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần thánh.

Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng

Ảnh minh họa

Vì là ngày rằm đầu tiên của năm nên sẽ có những điều cần chú ý mà chúng ta nên tránh để không gặp phải những điều không tốt cho vận khí của bản thân cũng như gia đình nhà mình:

– Không làm rơi vỡ, làm hỏng các đồ đạc trong gia đình vì như vậy sẽ gây hao tổn tài phúc của gia chủ.

– Với những người có sức khỏe yếu kém thì không đến những nơi hoang vu hay mồ mả hoặc bệnh viện vì đây là những nơi có âm khí nặng.

– Những ngày này khi ra đường không nên mang theo nhiều đồ giá trị vì không may làm mất tài sản, tiền vào ngày này thì tài vận của bạn trong năm mới sẽ bị hao tổn.

– Để không bị cho đi tài khí thì vào ngày này bạn hãy kiêng không cho mượn tiền.

– Thùng đựng gạo của nhà không để lộ đáy vì như vậy sẽ giống như thùng gạo bị rỗng gia đình đói kém.

– Quần áo phải tươm tất không để rách vì theo quan niệm dân gian, nếu để quần áo bị rách thì những điều xui xẻo sẽ đeo bám bạn trong năm tới.

– Không sát sinh vào ngày rằm để tránh bị bệnh tật, suy giảm tài vận.

– Không mặc đồ có hai màu đen và trắng, nếu người mặc đồ liên quan đến hai màu này làm việc gì cũng bất thành bởi màu trắng và màu đen liên quan đến người mất.

– Theo quan niệm tâm linh, nếu vào ngày này đi câu cá thì người đó sẽ gặp hạn đen nên bạn cần kiêng không câu cá vào ngày rằm.

– Để tránh gặp rắc rối cũng như các chuyện thị phi thì bạn kiêng không nói tục, chửi bậy hay cãi vã với mọi người.

Xem thêm: Cách làm đậu hũ nấm rơm kho tương (Nguồn: Feedy)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nhung-dieu-phai-tuyet-doi-tranh-khi-cung-ram-thang-gieng-d167030.html