Những điều khó tin về tín ngưỡng phồn thực của người Việt

Tín ngưỡng phồn thực đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử Việt Nam với nhiều hoạt động thờ bộ phận sinh sản. Tuy nhiên, xung quanh tín ngưỡng này, còn nhiều điều lý thú không phải ai cũng biết.

Theo các nhà nghiên cứu, chày và cối đã từng được người xưa coi là vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Trên trống đồng Đông Sơn khắc nhiều hình nam nữ giã gạo từng đôi là thể hiện tín ngưỡng phồn thực này.

Theo các nhà nghiên cứu, chày và cối đã từng được người xưa coi là vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Trên trống đồng Đông Sơn khắc nhiều hình nam nữ giã gạo từng đôi là thể hiện tín ngưỡng phồn thực này.

Cướp cầu là một trò chơi tuyền thống phổ biến ở vùng đất Vĩnh Phúc – Phú Thọ. Trong trò này, hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình, thể hiện quan niệm phồn thực mong mùa màng bội thu. Ảnh: Vietnamnet.

Hát xoan ở Phú Thọ cũng chứa đựng một phần của văn hóa phồn thực thông qua quả cách (bài diễn xướng) cuối cùng là “cài hoa - mó cá”. Đây là hai tiết mục biểu hiện tín ngưỡng phồn thực với cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở, mùa màng cùng vật nuôi, cả con người sẽ sinh sôi, phát triển.

Nhiều trò chơi dân gian khác như tung còn, ném cầu, đánh phết, đánh đáo… cũng ít nhiều mang dấu ấn phồn thực, với ý nghĩa cầu may, cầu hạnh phúc mùa xuân. Ảnh: Tạp chí Quê Hương.

Ở một số địa phương miền Bắc có tục thờ cúng nõ nường, trong đó nõ (cái nêm) là tượng trưng cho sinh thực khí nam, cái nường (nang, mo nang) tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Ảnh: Phutho.gov.vn.

Hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí bằng gỗ vào ngày mùng 6 Tết. Tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng, có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. Ảnh: Vietnam Plus.

Ở Khánh Hòa, khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, ngư dân sẽ tới Hòn Đỏ cầu xin và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường (sinh thực khí nữ) ba lần.

Người Mường có cách thể hiện tín ngưỡng phồn thực bằng cách gắn vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ lên thân một cây cột ở gian trong cùng của ngôi nhà sàn. Hình tượng sinh thực khí nam là một đoạn gốc tre để nguyên củ, rễ gắn vào cột rồi úp vào đầu đoạn tre một chiếc giỏ tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Hình tượng này thể hiện âm dương giao hòa, làm cho vạn vật sinh sôi, sinh đẻ có trai, có gái, con người khỏe mạnh, cuộc sống đủ đầy.

Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-dieu-kho-tin-ve-tin-nguong-phon-thuc-cua-nguoi-viet-1441686.html