Những điều cực bất ngờ về công nghệ nỏ cầm tay trong lịch sử

Cơ cấu của lẫy nỏ chính là tiền thân của cò súng sau này. Ở Việt Nam, nỏ là vũ khí có tầm quan trọng đặc biệt trong quân đội của người Việt cổ thời Đông Sơn.

Là một loại vũ khí tầm xa có lịch sử từ rất lâu đời, nỏ gồm một cánh cung nằm ngang đặt trên một cái báng có rãnh. Có một cơ chế máy móc đơn giản để khi nạp mũi tên vào thì nó sẽ cố định ở đó mà không cần giữ tay như cung.

Là một loại vũ khí tầm xa có lịch sử từ rất lâu đời, nỏ gồm một cánh cung nằm ngang đặt trên một cái báng có rãnh. Có một cơ chế máy móc đơn giản để khi nạp mũi tên vào thì nó sẽ cố định ở đó mà không cần giữ tay như cung.

Mũi tên sẽ chỉ được bắn ra chừng nào lẫy nỏ được gạt. Lẫy nỏ thường ở gần tay cầm, dưới báng. Cơ cấu của lẫy nỏ chính là tiền thân của cò súng sau này.

Nỏ cầm tay được ghi nhận sớm nhất ở Trung Hoa thời Chiến Quốc. Nó là vũ khí chiến đấu chủ yếu của bộ binh Trung Hoa từ thời điểm đó đến tận cuối thế kỷ 19. Trong quá trình này, nỏ luôn được cải tiến.

Đỉnh cao về kỹ thuật làm nỏ của Trung Hoa thể hiện ở liên nỗ hay nỏ liên hoàn. Đây là một loại nỏ được thiết kế để tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn của cung thủ, được ví như "súng máy" thời cổ.

Ở Việt Nam, nỏ là vũ khí có tầm quan trọng đặc biệt trong quân đội của người Việt cổ thời Đông Sơn. Điều này thể hiện qua truyền thuyết về nỏ thần của nước Âu Lạc và rất nhiều lẫy nỏ bằng đồng chế tác tinh vi đã được phát hiện.

Ở châu Âu, nỏ phát triển nhất vào thời Trung Cổ, được sử dụng rộng rãi trong săn bắn và cả chiến trận. Cuộc chiến tranh 100 năm giữa Anh và Pháp và những trận đánh nổi tiếng như Crécy, Poitiers, Agincourt đều được quyết định bởi các xạ thủ cung nỏ.

So với vũ khí tầm xa có nhiều điểm tương đồng là cung, nỏ có sức đâm xuyên lớn và chính xác cao nhưng tốc độ lắp tên chậm, khó bảo quản và chế tạo cũng tốn kém hơn. Do vậy, nỏ không thể thay thế được cho cung mà luôn song hành cùng “họ hàng” của mình.

Ngoài nỏ cầm tay, còn có nỏ cơ giới, là phiên bản khổng lồ của nỏ. Nỏ cơ giới cần nhiều người vận hành, bắn rất xa, sức công phá lớn, thường dùng để công thành hoặc chống các đội quân tập trung đông người. La Mã và Trung Hoa cổ nổi tiếng với việc sử dụng nỏ cơ giới trong chiến trận.

Vị thế của cung và nỏ bắt đầu lung lay khi cơ cấu điểm hỏa của súng kíp được phát minh ở Pháp năm 1620. Dù vậy, nỏ vẫn còn phát huy sức mạnh trên chiến trường cho đến thế kỷ 20, tiêu biểu là trong cuộc chiến của đồng bào dân tộc Tây Nguyên với quân Pháp những năm 1940-1950...

Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh dàn vũ khí "khủng" được Bộ Quốc phòng trưng bày tại Thái Nguyên | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-dieu-cuc-bat-ngo-ve-cong-nghe-no-cam-tay-trong-lich-su-1515577.html