Những điều cha mẹ cần lưu ý khi con nhỏ mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Đây là một bệnh viêm, trong đó đường dẫn khí đến phổi bị thu hẹp, sưng lên.

Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Ảnh: Time Of Indian

Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Ảnh: Time Of Indian

Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết khi có con bị hen suyễn:

Tác động của ô nhiễm đối với bệnh nhân hen suyễn

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ mắc bệnh hen suyễn từ trung bình đến nặng có nguy cơ mắc các đợt hen suyễn cấp tính vào những ngày ô nhiễm cao hơn 40% so với những ngày có mức độ ô nhiễm trung bình.

Điều này xảy ra do sự tiếp xúc ngắn hạn hoặc dài hạn với mức độ cao của các chất ô nhiễm có hại như carbon monoxide, nitrogen dioxide và PM 2.5.

Hơn nữa, theo báo cáo của Tổ chức Hen suyễn Anh Quốc cho biết mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây ra bệnh hen suyễn ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em sống ở những khu vực có độ ô nhiễm cao có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen suyễn của con bạn?

Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn hoặc các khí như CO, SO2, NO2.

Các hạt bụi tồn tại trong không khí có vai trò quan trọng quyết định chất lượng bầu không khí. Các loại bụi mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn.

Ở trẻ em và cả người lớn, khi tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn. Ảnh: Time Of Indian

Bên cạnh đó còn có các hạt bụi mịn (nhỏ hơn 1/30 đường kính sợi tóc) thì mắt thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận lại là tác nhân gây ra các vấn đề bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như: các phản ứng viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, tấn công sau vào mạch máu và quả tim.

Cách bảo vệ con bạn khi ở ngoài trời

Nếu con của bạn bị hen suyễn, sau đây là một số cách để bảo vệ con bạn khỏi ô nhiễm không khí ngoài trời:

Đầu tiên và quan trọng nhất, không để trẻ bước ra ngoài. Giữ chúng tham gia vào các hoạt động trong nhà.

Đảm bảo rằng con đeo khẩu trang khi bước ra ngoài. Luôn mang theo ống hít của con. Kiểm tra chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong khu vực của bạn hàng ngày. Tránh sử dụng máy cắt cỏ chạy bằng gas khi trẻ em đang ở ngoài trời.

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mắc bệnh hen suyễn

Trẻ bị hen suyễn không chỉ có nguy cơ bị suy hô hấp ở bên ngoài mà ngay cả khi ở trong nhà. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể được kích hoạt bởi các hạt nhỏ trong không khí hoặc các khí gây hại như carbon monoxide.

Chúng có thể được tạo ra bởi chất tẩy rửa gia dụng và chất làm mát không khí, bếp đốt bằng củi, khói độc, sản phẩm sơn, lò sưởi hoặc thuốc lá, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và hơn thế nữa.

Các cách để giảm ô nhiễm không khí trong nhà của bạn

Dưới đây là cách giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà:

Không hút thuốc trong nhà. Tránh nấm mốc phát triển trong nhà. Sử dụng máy hút ẩm. Đảm bảo thông gió tốt, nhưng nếu chất lượng không khí bên ngoài kém, hãy đóng tất cả các cửa sổ và sử dụng máy lọc không khí. Không sử dụng nến có mùi thơm. Loại bỏ hoặc giảm các chất gây dị ứng.

Nguồn Quảng Ninh: http://baoquangninh.com.vn/nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-khi-con-nho-mac-benh-hen-suyen-3210577.html