Những điều cần làm để giúp mình vượt qua chứng trầm cảm

Trầm cảm là một triệu chứng tâm lý. Bất kể ai khi bị trầm cảm đều cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng với cuộc sống. Nhưng điều đáng sợ nhất là người bị trầm cảm rất dễ đi đến giết người hoặc tự sát.

Mấy ngày nay, dư luận đang xôn xao vụ án mạng thương tâm, một thiếu phụ đã sát hại con trai (8 tuổi) và cháu gái ruột (6 tuổi) rồi tự tử nhưng bất thành.

Vụ việc xảy ra vào tối ngày 20/07, tại tòa nhà chung cư ở khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê,Thanh Oai, Hà Nội). Thiếu phụ là chị Hoàng Thị Sen (33 tuổi, quê Hưng Yên).

Thông tin từ Cơ quan điều tra huyện Thanh Oai, hiện cảnh sát xác định nữ nghi phạm có triệu trứng trầm cảm, nghi do bị rối loạn tâm lý, hoảng loạn nên đã dùng dây thắt lưng bằng vải siết cổ các nạn nhân.

Vụ việc phụ nữ sát hại con trai và cháu gái ruột xảy ra tại khu đô thị Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội (Ảnh: Zing)

Trầm cảm đáng sợ hơn chúng ta tưởng

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ), càng ngày càng có nhiều ca tự sát liên quan đến trầm cảm.

Tại đất nước Nhật Bản vào năm 2014, ước tính có 70 người tự sát mỗi ngày, trong đó khoảng hơn 1/3 là vì liên quan đến trầm cảm.

Trong cuộc sống, khi con người nghĩ đến tự sát thường là do cuộc đời không còn gì có thể cứu vãn, và trầm cảm có thể làm được điều đó. Nó khiến cuộc đời của một người trở nên thật vô vọng, để rồi tự kết thúc cuộc đời đau khổ của mình.

Bên cạnh đó, để xoa dịu tâm trạng, người bệnh có xu hướng tự tìm đến những "phương thuốc" giúp họ thoải mái hơn, và đó thường là chất kích thích hoặc rượu, với mức độ sử dụng có thể nói là... càng nhiều càng ít.

Và một lối sống không lành mạnh như vậy sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh, và hệ quả là người bệnh sẽ sớm được "chào" Thần Chết nếu không được quan tâm chăm sóc.

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, trong đó phải kể đến những yếu tố sau đây:

Yếu tố di truyền

Ít người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.

Giới tính

Theo các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ thường phải gánh những công việc nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân do đó nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn.

Stress kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá shock với bạn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.

Do ảnh hưởng bởi một số bệnh

Các bệnh thực tổn như sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.

Mất ngủ thường xuyên

Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.

Các triệu chứng nhận biết bạn bị trầm cảm

Mất kiểm soát cảm xúc, vui buồn thất thường và không rõ nguyên nhân

Buồn thường xuyên

Khóc không cần lý do

Dễ giận dữ

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Cảm thấy mình không có hứng thú với bất cứ việc gì

Cảm thấy tuyệt vọng với tất cả

Cảm thấy mình vô dụng

Tự đổ lỗi cho mình hoặc cho chồng

Hay quên, khó tập trung

Thay đổi thói quen ăn uống, khi thì ăn quá nhiều, khi thì quá ích, hoặc quá ngọt

Muốn tự tử

Không có nhu cầu và sức khỏe cho tình dục

Có tư tưởng làm hại đứa bé

Khó thở

Thường xuyên đổ mồ hôi

Tim đậm mạnh và nhanh. (1 vài lần/ngày)

Hay hoảng sợ mà không biết sợ điều gì

Những điều cần làm để giúp mình vượt qua chứng trầm cảm

Theo TS Phan Thị Huyền Trân, khi mắc chứng bệnh trầm cảm sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào xảy đến và bạn nghĩ mình đang trong giai đoạn trầm cảm, cần đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và tìm biện pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tự giúp mình một phần kết hợp với chuyên gia bằng những phương pháp sau:
Ăn nhiều trái cây và rau củ: giúp lấy lại vóc dáng và không làm căng thẳng các chức năng tiêu hóa. Cải thiện việc cân bằng nội tiết tố

Tập luyện những động tác nhẹ nhàng: giúp các tế bào máu lưu thông tốt và lượng oxy vận chuyển trong cơ thể, não bộ nhiều hơn. Điều này giúp ích rất nhiều cho những suy nghĩ tích cực

Tham gia câu lạc bộ: Đặc biệt những câu lạc bộ dành cho những bà mẹ, chia sẽ kinh nghiệm chăm sóc bé và cách lấy lại vóc dáng. Được chia sẽ, bạn sẽ cảm thấy mình có thêm năng lượng và cân bằng tốt hơn

Đừng tập trung toàn bộ năng lượng và thời gian vào bé (nếu như bạn mới sinh em bé): Hãy nhớ, bạn sẽ cho bé nguồn năng lượng và chất lượng của sự chăm sóc tốt nhất. Và nếu bạn cứ cho mà không nhận vào, bạn sẽ cạn năng lượng và rơi vào bế tắt. Hãy dành thời gian cho bản thân,mích nhất đủ để bạn cảm thấy vui và phục hồi năng lượng.

Chia sẽ cảm xúc cùng chồng và gia đình: Hãy nói về cảm xúc và tâm trạng của bạn với những người bạn yêu thương và chia sẽ sự giúp đỡ từ họ, trong việc chăm sóc bé và thời gian cho bản thân. Đừng quên, bạn cũng phải lắng nghe và chia sẽ những cảm xúc của họ, để cùng tìm ra hướng đi chung tốt đẹp nhất cho gia đình mà mình yêu quý.

N.H

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/tin-tuc/suc-khoe/nhung-dieu-can-lam-de-giup-minh-vuot-qua-chung-tram-cam-54347.html