Những điều cần biết về Whitmore- Bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây tử vong

Vi khuẩn Whitmore 'ăn thịt người' có thể xâm nhập qua vết thương trầy xước, làm tổ và 'ăn mòn' cơ thể người. Bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ. Hiện chưa có vaccine và phương pháp phòng chữa bệnh đặc hiệu nên phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

 Bệnh Whitmore (hay còn có tên là Melioidosis – vi khuẩn “ăn thịt người") là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm do một loại vi khuẩn gram âm có tên là Burkholderia pseudomallei gây nên

Bệnh Whitmore (hay còn có tên là Melioidosis – vi khuẩn “ăn thịt người") là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm do một loại vi khuẩn gram âm có tên là Burkholderia pseudomallei gây nên

Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua đường tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở trên cơ thể người

Theo các chuyên gia, ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện tại TP HCM vào năm 1925, sau xuất hiện lẻ tẻ ở một số địa phương. Trải qua khoảng thời gian im ắng, gần đây, bệnh đang có nguy cơ tái bùng phát

Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận: từ đầu năm 2019 đến nay đã có 20 ca nhiễm vi khuẩn Whitmore, chỉ riêng trong tháng 8-2019 có tới 12 trường hợpvà 4 người tử vong vì căn bệnh này

TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết: bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, biểu hiện ở vị trí khác nhau, thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm rùng thông thường khác

Các triệu chứng nhiễm trùng phổi do nhiễm vi khuẩn Whitmore bao gồm: ho (có đờm hoặc không), đau ngực khi thở, sốt cao, đau đầu và đau cơ, sụt cân

Các triệu chứng nhiễm trùng máu do nhiễm vi khuẩn Whitmore bao gồm: sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da

Các triệu chứng nhiễm trùng khu trú do nhiễm vi khuẩn Whitmore bao gồm: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai

Các triệu chứng khác như sốt, lở loét, áp xe trên hoặc ngay dưới da biểu hiện là những nốt u cục cứng chắc màu xám hoặc trắng, dần chuyển thành dạng mềm và viêm; sau đó trông giống như vết thương do vi khuẩn ăn thịt gây ra

Do chưa có vaccine đặc hiệu nên việc tiêu triệt vi khuẩn Whitmore và điều trị bệnh rất khó khăn. Người bệnh thường phải dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch liều cao liên tục và kéo dài trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng

Bởi vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh và chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số cách sau: Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ bằng cách xịt khuẩn, khử trùng thường xuyên

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất hoặc các vùng nước ô nhiễm và có khả năng bị ô nhiễm. Khi thực hiện những việc này, người lao động cần sử dụng đồ bảo hộ, vệ sinh thân thể sạch sẽ ngay sau khi kết thúc công việc

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện có các triệu chứng như sốt cao, ho, áp xe, người nổi cục.....

Hoa Nguyễn (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-dieu-can-biet-ve-whitmore-benh-truyen-nhiem-co-nguy-co-gay-tu-vong/825575.antd