Những điều bạn có thể chưa biết về kem chống nắng.

Với khí hậu nóng bức hiện nay, kem chống nắng được coi là vật bất li thân để bảo vệ làn da. Cùng khám phá những thông tin xoay quanh kem chống nắng để từ đó tìm ra loại thích hợp cho làn da của bạn trong những ngày hè.

1. Kem chống nắng được nghiên cứu và phát triển mạnh từ thập niên 1910. Sản phẩm đầu tiên chiết xuất từ hạt dẻ, có dạng kem với tên thương mại là Zeozon. Trong những năm 1940, những người lính không quân Hoa Kỳ đã dùng thuốc thú y petrolatum làm kem chống nắng.

Kem chống nắng ra đời từ những năm 1910.

Kem chống nắng ra đời từ những năm 1910.

2. Kem chống nắng được làm từ 2 nguyên liệu cơ bản: hạt vô cơ như Zinc Oxide và Titanium Oxide (kem chống nắng vật lý) hoặc các hợp chất trong nhóm Oxybenzone (kem chống nắng hóa học).

- Kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là Sunblock) có nguyên lý hoạt động là kem không thấm vào da mà tạo một màn chắn trên da giúp ngăn chặn, phát tán để tia cực tím không thể tác động lên da.

- Kem chống nắng hóa học (hay còn gọi là Suncreen) có nguyên lý hoạt động là hấp thụ và thẩm thấu tia cực tím, sau đó nhờ tác dụng của kem chống nắng những tia cực tím này sẽ bị tiêu hủy, giải phóng ra khỏi da trước khi những tia này gây hại cho da.

Hiện nay, có nhiều loại kem chống nắng vừa có thành phần Zinc Oxide, Titanium Oxide vừa có thành phần Avobenzone, Oxybenzone. Đó chính là kem chống nắng vật lý lai hóa học, tích hợp các ưu điểm của 2 loại trên. Chuyên gia khuyên dùng kem chống nắng vật lý lai hóa học nhờ những ưu điểm vượt trội.

3. SPF là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB còn PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng, ngăn chặn da khỏi bị lão hóa do ánh nắng mặt trời. SPF được thể hiện bằng con số còn PA được thể hiện bằng dấu cộng.

Kem chống nắng có SPF đạt từ 45-100 chứng tỏ khả năng chống UVB tốt và PA càng nhiều dấu (+) chứng tỏ khả năng chống tia UVA cao.

4. Chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Ở điều kiện chuẩn, 1 SPF có thể bảo vệ được da dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 15 phút. Vì thế, khi nhìn vào chỉ số SPF và nhân với 15 thì các bạn có thể xác định được thời gian kem chống nắng bảo vệ da tối ưu nhất.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, với cùng chỉ số SPF thì thời gian chống nắng trên những người da trắng sẽ ngắn hơn so với người da tối màu. Theo đó, những người da trắng thì 1 SPF sẽ bảo vệ được da trong 10 phút, da trung bình là 15 phút còn da ngăm đen là 20 phút.

Khi sử dụng chung kem chống nắng hoặc sản phẩm chứa chỉ số chống nắng, chỉ loại có chỉ số chống nắng cao nhất mới phát huy tác dụng. Ví dụ: bạn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF là 50 còn kem nền có chỉ số SPF là 30 thì chỉ số SPF bảo vệ da bạn là 50.

Theo các nghiên cứu, PA+ chống được 40-50% tia UVA, PA++ chống được 60-70%, PA+++ chống được 80-90% và PA++++ có khả năng cao nhất khi chống được trên 90% tia UVA.

5. Những lưu ý khi thoa kem chống nắng hiệu quả:

- 20' là khoảng thời gian để kem chống nắng thẩm thấu và bắt đầu hoạt động hiệu quả trên da.

- Để bôi toàn mặt cần 1,2g kem chống nắng và 20-30g cho toàn bộ cơ thể.

- Tuyệt đối đừng miết hoặc tán kem chống nắng mà hãy vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da.

Kem chống nắng cho da dầu nên có cụm từ "oil free", "no sebum" còn kem chống nắng cho da khô nên chứa glycerin và HA.

Thảo Ly

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dep/nhung-dieu-ban-co-the-chua-biet-ve-kem-chong-nang-981607.html