Những địa điểm bỏ hoang ma mị trên thế giới

Nhiều địa điểm bỏ hoang ma mị trên thế giới đã được giới thiệu với độc giả trong bộ sách ảnh mang tên Abandoned Places của phóng viên Kieron Connolly.

Sau khi ngành công nghiệp khai khoáng ở Bolivia đi xuống, những đường ray tàu hỏa này cũng không còn được đưa vào sử dụng nhiều và từ đó trở thành những phế tích. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người quay trở lại chỉ để xem những đoàn tàu hỏa ở nghĩa địa tàu Uyuni.

Địa điểm bỏ hoang rộng lớn như trong ảnh trên là xưởng hơi đốt Wola mở cửa lần đầu tiên vào năm 1888 ở Warsaw. Nó đã bị tàn phá trong Chiến tranh Thế giới 2 rồi sau đó được xây xửa lại. Cuối cùng, tòa nhà bị đóng cửa hoàn toàn vào đầu thập niên 1970 khi thành phố chuyển qua dùng khí gas.

Khách sạn bỏ hoang gần thành phố ma Fengdu ở bờ phía bắc sông Dương Tử cũng là một địa điểm bỏ hoang đầy ma mị.

Nhà thờ cổ Evangelical ở làng Zeliszow của Ba Lan nay trở thành một nơi xập xệ, hoang tàn. Sàn nhà hiện có một hố to, các mảng tường bong tróc, trần nhà dột nát.

Lâu đài chưa xây xong này hiện vẫn còn lưu lại dấu tích bên trong một công viên giải trí có tên là Xứ sở thần tiên nằm ở ngoại ô Bắc Kinh.

Được xây dựng đầu thập niên 1980, những căn nhà hình mái vòm chạy bằng năng lượng Mặt trời ở Mũi Romano, Florida đã bị hư hại nặng nề trong cơn bão Andrew năm 1992. Cho tới năm 2005, cơn bão Wilma tiếp tục tàn phá các căn nhà trên.

Thị trấn Bodie ở Mỹ này từng là nơi thu hút nhiều thợ khai thác vàng. Tuy nhiên, giờ đây nó chỉ là một vùng đất hoang đôi khi có du khách vãng lai.

Bệnh viện bỏ hoang Beelitz-Heilstätten ở Brandenburg. Trong Thế chiến I, nó từng là bệnh viện quân y. Sang Thế chiến II, các binh sỹ Liên Xô đã cư ngụ nơi đây. Đến năm 1994, họ rời đi, khiến bệnh viện trở thành một nơi bỏ hoang.

Nghĩa địa xe tăng, xe bọc thép ở Trung tâm đào tạo quân sự Kabul ở Afghanistan.

Ngọn hải đăng Rubjerg Knude ở Đan Mạch có từ năm 1900 nhưng sau đó ngừng hoạt động vào năm 1968.

Mỏ khai thác kim cương ở Mirny, Siberia. Nó đã ngừng hoạt động vào năm 2004, từ đó cho tới nay, người dân ở thị trấn có mỏ kim cương này cũng rời đi nơi khác sinh sống.

Năm 1959, hơn 5.000 người đã sống ở hòn đảo nhỏ Hashima ở Nhật Bản này với công việc chính là khai thác khoáng sản. Năm 1974, mỏ này đóng cửa và hòn đảo cũng trở nên hoang vắng từ đó.

Nhà hát Orpheum ở New Bedford, Massachusetts với 1.500 chỗ ngồi đã bị đóng cửa trong năm 1958-1959.

Làng Oradour-sur-Glane ở Pháp đã bị tàn phá nặng nề vào năm 1944 và giờ trở thành một địa điểm lưu lại những dấu tích về một thời xa xưa.

Thanh Nga (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/ho-so/nhung-dia-diem-bo-hoang-ma-mi-tren-the-gioi-739633.html