Những di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận

Bảo tồn, tôn tạo di sản là ưu tiên hàng đầu hiện nay với UNESCO cũng như với các nước có di sản được công nhận, khi mà những di sản này ngày càng có nguy cơ bị phá hoại.

Trong ảnh: Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Việt Nam với du khách nước ngoài. Ảnh: Trung Nguyên - TTXVN

Trong ảnh: Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Việt Nam với du khách nước ngoài. Ảnh: Trung Nguyên - TTXVN

Trong ảnh: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3/7/2015.

Trong ảnh: Ngày 3/10/2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Trong ảnh: Phần lớn các di tích của Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.

Trong ảnh: Hội An là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.

Trong ảnh: Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, tháng 12/1999. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Trong ảnh: Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

Trong ảnh: Năm 2018, “Non nước Cao Bằng” được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Trong ảnh: Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Ngày 27/6/2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trong ảnh: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, ngày 23/6/2014. Đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Trong ảnh: Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Ngày 1/12/2016, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong ảnh: Nhã nhạc cung đình Huế, Di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11/2003, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Trong ảnh: Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Sỹ Huynh - TTXVN

Trong ảnh: Ngày 2/12/2015, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại.

Trong ảnh: Dân ca Quan họ, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Trong ảnh: Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 tới ngày 2/10/2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Trong ảnh: Hội Gióng là một Lễ hội truyền thống hết sức độc đáo trong hơn 8000 lễ hội của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 16/11/2010. Ảnh: Anh Tuấn-TTXVN

Trong ảnh: Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Trong ảnh: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận vào ngày 6/12/2012. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Trong ảnh: Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận vào ngày 5/12/2013. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Trong ảnh: Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).

Trong ảnh: Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Trong ảnh: Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê – Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Trong ảnh: Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012.

Trong ảnh: Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014

VNews

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/nhung-di-san-the-gioi-cua-viet-nam-duoc-unesco-cong-nhan-20201024154736173.htm