Những dấu hiệu rối loạn lo lắng và cách giảm triệu chứng tại nhà

Tất cả chúng ta thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng. Nó thực sự có thể hữu ích, do đó là cách cơ thể chúng ta phản ứng với căng thẳng và giúp chúng ta chuẩn bị hành động.

ShutterStock

Nhưng khi sự lo lắng bắt đầu chiếm lĩnh và trở nên thái quá, nó có thể là chỉ dấu của một tình trạng rối loạn, theo trang Tucson.com.

Những triệu chứng rối loạn lo lắng

Nếu bạn không biết chắc liệu những cảm giác lo lắng của mình có bị rối loạn hay không, hãy theo dõi những dấu hiệu sau đây:

+ Một cảm giác sợ hãi hoặc hoảng loạn thái quá khi không có mối đe dọa.

+ Các cơn hoảng loạn có đặc điểm là sợ hãi dữ dội, thường đi kèm với các triệu chứng thể chất dữ dội như tim đập nhanh, lòng bàn tay ướt đẫm, khô miệng, chóng mặt và đôi khi cảm thấy như bạn không thể thở được.

+ Tránh các tình huống xã hội do sợ đánh giá hoặc những nhận xét tiêu cực từ người khác.

+ Rối loạn giấc ngủ hoặc bồn chồn.

+ Khó tập trung và trở nên bận tâm bởi lo lắng.

Cách giảm nhẹ các triệu chứng tại nhà

+ Tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh với các bữa ăn điều độ.

+ Theo dõi thói quen ngủ của bạn và thực hiện những điều chỉnh để tối đa hóa thời lượng giấc ngủ bạn đang có.

+ Đưa việc tập thể dục vào thói quen hàng ngày của bạn.

+ Đi ra ngoài và nghỉ ngơi khi cảm thấy lo lắng.

+ Hạn chế rượu và caffeine.

+ Chú ý đến những thứ gây khiến bạn lo lắng. Hiểu được nguồn gây lo lắng có thể giúp giảm nhẹ tác động của nó.

Khi nào cần gặp chuyên gia hoặc bác sĩ?

Các chuyên gia khuyên bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi nghi ngờ có điều gì đó không ổn. Đừng bao giờ chờ để xem liệu nó trở nên tồi tệ hơn hoặc biến mất hay không.

Đặc biệt là nếu sự lo lắng bắt đầu can thiệp hoặc làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn, ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ, việc học hành hoặc nỗ lực theo đuổi các mục tiêu của bạn.

Quyên Quân

Nguồn Thanh Niên: http://thanhnien.vn/suc-khoe/nhung-dau-hieu-roi-loan-lo-lang-va-cach-giam-trieu-chung-tai-nha-1050955.html