Những dấu hiệu cho thấy xung đột Mỹ - Iran có thể đang cận kề

Mỹ gửi thêm 1.000 binh sĩ đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng với Iran cho thấy tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Quân đội Mỹ - ảnh tư liệu Aljazeeza.

Quân đội Mỹ - ảnh tư liệu Aljazeeza.

Động thái điều thêm binh sỹ đến Trung Đông được Hoa Kỳ đưa ra ngay sau khi Lầu Năm Góc công bố những bức ảnh mới trong các cuộc tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Oman và việc chính quyền Tehran đã đặt ra thời hạn chót kéo dài 10 ngày cho thỏa thuận hạt nhân.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan đã tuyên bố triển khai thêm khoảng 1.000 binh sĩ tới Trung Đông. Theo vị này, quyết định trên có "mục đích phòng thủ" trước những lo ngại về mối đe dọa từ Iran.

Thông báo hôm thứ Hai được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang lo lắng về một cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Iran sau vụ tấn công đáng ngờ vào tuần trước nhằm vào hai tàu chở dầu gần eo biển Hormuz, một tuyến đường vận chuyển quan trọng cho các nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới.

Washington và Tehran đã đổi lỗi và cáo buộc nhau về các sự cố nói trên.

"Tôi đã ra lệnh bố sung khoảng 1.000 binh sĩ cho các hoạt động với mục đích phòng thủ để giải quyết các mối đe dọa trên không, trên biển và trên bộ ở Trung Đông", ông Shanahan tuyên bố.

"Các cuộc tấn công gần đây của Iran là đáng tin cậy. Chúng tôi đã nhận được đánh giá về các hành vi thù địch của các lực lượng Iran và các nhóm vũ trang ủy quyền của nước này. Chúng đe dọa nhân viên và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực", ông Shanahan cáo buộc.

Việc triển khai thêm quân của Mỹ đến Trung Đông lần này là một đợt bổ sung mới khi tháng trước Hoa kỳ đã đưa thêm 1.500 quân đến khu vực nhằm sẵn sàng đáp trả các cuộc tấn công vào 4 tàu chở dầu khác vào tháng Năm. Washington cũng đã gửi tàu chiến và các khẩu đổi tên lủa phòng thủ Patriot tới khu vực này, với lý do các mối đe dọa chưa được xác định từ Iran.

Cũng trong ngày 17/6 (theo giờ Mỹ), Lầu Năm Góc đã công bố những bức ảnh mới mà họ cáo buộcIran đứng sau vụ tấn công bằng tàu chở dầu bị nghi ngờ, trong khi đó, Tehran đặt ra thời hạn 10 ngày để các cường quốc thế giới thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân đa phương đã ký.

Washington đã từ bỏ thỏa thuận năm ngoái và khôi phục trừng phạt trừng phạt kinh tế đối với Iran.

"Hoa Kỳ không tìm kiếm xung đột với Iran", ông Shanahan nói trong tuyên bố của mình, đồng thời cho biết thêm rằng việc triển khai mới là nhằm "đảm bảo an toàn, lợi ích cho các quân nhân và để bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ".

"Chiếc hộp Pandora"

Quân nhân Iran bị Mỹ cáo buộc đang tìm cách gỡ một thiết bị nổ còn sót lại sau khi một tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman vào thứ Năm tuần trước.

Vài giờ trước tuyên bố của Shanahan, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố hình ảnh bổ sung về một trong những con tàu bị hư hại trong các sự cố hôm thứ Năm tuần trước.

Đánh giá của Hoa Kỳ nhấn mạnh Iran phải chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công và Iran bị nghi ngờ có liên quan chặt chẽ đến một thiết bị chưa nổ trên tàu chở dầu Kokuka Courageous mà họ cho biết đã bị binh lính Iran gỡ bỏ và đưa lên trên một chiếc tàu tuần tra của Hải quân Iran.

Tuần trước, Hoa Kỳ đã công bố một đoạn video đen trắng cho biết Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã gỡ bỏ mìn, nhưng không đưa ra lời giải thích cho lý do tại sao họ bị cáo buộc làm như vậy trong khi quân đội Hoa Kỳ ở trong khu vực.

Những hình ảnh mới được công bố hôm thứ Hai cho thấy địa điểm nơi một thiết bị như mìn chưa nổ được ghi nhận, trong đó, Mỹ cho rằng có nhiều người Iran trên một chiếc tàu tuần tra đang cố gắng gỡ bỏ thiết bị nổ còn sót lại từ chiếc thuyền chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman.

Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang của Iran, Thiếu tướng Mohammad Baqeri, đã phủ nhận cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng Tehran đứng đằng sau các cuộc tấn công và nói nếu nước này quyết định chặn eo biển Hormuz, họ sẽ công khai điều đó trước cộng đồng quốc tế.

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, Ali Shamkhani, cho biết Tehran chịu trách nhiệm về an ninh ở vùng Vịnh và kêu gọi các lực lượng của Hoa Kỳ rời khỏi khu vực, đài truyền hình nhà nước Iran cho hay.

Những phát triển mới nhất đã thu hút sự quan tâm từ Trung Quốc. Ngoại trưởng nước này, ông Vương Nghị đã lên tiếng kêu gọi tất cả các bên giảm bớt căng thẳng.

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên duy trì sự kiềm chế, không thực hiện bất kỳ hành động leo thang nào có gia tăng căng thẳng khu vực và không mở hộp Pandora*", ông Vương Nghị nói.

"Đặc biệt, phía Mỹ nên thay đổi các phương pháp áp lực cực đoan. Bất kỳ hành vi đơn phương nào cũng không có cơ sở trong luật pháp quốc tế", quan chức Trung Quốc nhấn mạnh đồng thời cảnh báo rằng nó có thể tạo ra "một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn".

Thỏa thuận hạt nhân Iran là cách khả thi duy nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân, ông Vương Nghị nói và cũng không quên thúc giục Iran "thận trọng với việc ra quyết định và không từ bỏ thỏa thuận này".

Thời điểm quan trọng

Quân đội Iran - ảnh Center for Strategic and International Studies.

Hiệp định năm 2015, mà Iran và các bên ký kết khác - Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga - đã duy trì theo quyết định của Washington, giới hạn trữ lượng uranium làm giàu thấp của Iran ở mức 300 kg (làm giàu ở mức 3,67%, thấp hơn mức vũ khí khoảng 90 phần trăm).

Ông Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của phát ngôn viên Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran cho biết: "Chúng tôi đã tăng gấp bốn lần tốc độ làm giàu uranium và thậm chí tăng lên gần đây, để trong 10 ngày, nó sẽ có thể vượt qua giới hạn 300 kg."

"Dự trữ của Iran đang tăng lên mỗi ngày với tốc độ nhanh hơn", ông Behrouz Kamalvandi nói với truyền hình nhà nước và nhấn mạnh rằng "động thái này sẽ bị đảo ngược một khi các bên khác thực hiện các cam kết của họ."

Trong khi đó, bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết thế giới "không nên nhượng bộ để hỗ trợ hoạt động tống tiền hạt nhân".

Bà Morgan nói thêm: "Thật không may là họ đã đưa ra thông báo này ngày hôm nay nhưng tôi đã nói trước đó nó không làm ai ngạc nhiên".

Về phần mình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết hôm thứ Hai rằng các quốc gia châu Âu vẫn còn thời gian để cứu vãn thỏa thuận này.

"Đó là một thời điểm quan trọng và Pháp vẫn có thể làm việc với các bên ký kết khác, đóng vai trò lịch sử để cứu vãn thỏa thuận trong thời gian rất ngắn này", ông Rouhani được dẫn lời trong cuộc họp với đại sứ mới của Pháp tại Iran.

Đức, Pháp và Anh đã từ chối tối hậu thư của Iran, với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông rất hối hận về những thông báo mới nhất của Tehran và kêu gọi "hãy cư xử theo cách kiên nhẫn và có trách nhiệm."

Ông Max Blumenthal, biên tập viên của GrayzoneProject.com, cho biết thông điệp từ Mỹ là họ có ý định tiếp tục leo thang khủng hoảng, được kích hoạt bởi quyết định của Washington năm ngoái nhằm thoát khỏi một hiệp định quốc tế từ đó đưa ra biện pháp trừng phạt Iran.

"Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược gây sức ép tối đa trong một cuộc phô trương lực lượng, đó là một phần của cuộc chiến không được công bố kéo dài hai năm đối với Iran, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã gọi chính xác là "chiến dịch khủng bố tài chính ", ông Max Blumenthal nói với kênh Al Jazeera.

"Tại thời điểm này, Iran cảm thấy bị dồn vào chân tường và họ đang thực hiện các biện pháp riêng để đối phó. Và tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một tình huống cực kỳ nguy hiểm và xung đột có thể nổ ra - điều mà các nhân vật cực đoan của chính quyền Trump thực sự có thể bị kích thích.

"Không có cách nào để phủ nhận rằng chính quyền Trump đã bắt tay vào chiến lược thay đổi chế độ mà Iran sẽ không bao giờ chấp nhận."

* Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được thần Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút "hy vọng" mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống. Vào thế kỉ 16, học giả Erasmus khi dịch sự tích sang tiếng Latin đã dịch sai từ chiếc bình (tiếng Hy Lạp: pithos) thành pyxis (chiếc hộp), dẫn đến cách nói "Chiếc hộp Pandora" như ngày nay.

Lê Bình Nguyên

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nhung-dau-hieu-cho-thay-xung-dot-my-iran-co-the-dang-can-ke-d424647.html