Những đám mây đẹp đẽ nguy hiểm nơi vùng cực

Mây xà cừ là một hiện tượng thiên nhiên sẽ khiến cho người nhìn cảm giác phải ngỡ ngàng và chìm đắm nhưng trên thực tế dải mây đẹp đẽ đó lại chính là một trong những tác nhân nguy hiểm gây hư hại cho tầng ozone của chúng ta.

Mây xà cừ là những giải sáng sặc sỡ tương tự như cầu vồng. Hiện tượng này thường xuất hiện trên nền trời tối đen của vùng cực trong mùa đông khắc nghiệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các đám mây xà cừ thường được hình thành tại tầng bình lưu vùng cực vào mùa đông, ở độ cao 15.000 - 25.000 m. Do mây xà cừ nằm cao hơn những đám mây thông thường, không khí bao quanh chúng rất lạnh, thường xuống đến -85°C.

Về bản chất, mây xà cừ là tập hợp các hạt nhỏ đóng băng và do ở vị trí trên cao giúp chúng có thể tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Khi chạm đến các hạt, ánh sáng bị khúc xạ, chia thành nhiều dải màu rực rỡ.

Mặc dù là một hiện tượng thiên nhiên xinh đẹp và huyền bí, nhưng đây lại là một vẻ đẹp độc hại vì chính chúng là một trong những tác nhân lớn tạo nên lỗ hổng trên tầng ozone tại các vùng cực - một vấn đề lớn mà Trái Đất đang phải ngày ngày nỗ lực khắc phục.

Chúng cung cấp bề mặt loại bỏ axit nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ, đồng thời hỗ trợ phản ứng sinh ra clo hoạt hóa, chất xúc tác dẫn đến lỗ hổng tầng ozone.

Theo Lâm An/SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-dam-may-dep-de-nguy-hiem-noi-vung-cuc/20200321045639371