Những cuốn sách lạ kỳ trong lịch sử nhân loại

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những tài liệu cổ xưa này vẫn là câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ của nhân loại.

1. Bản thảo Voynich: Cuốn sách chưa có ai có thể đọc được, nằm trong thư viện Beinecke Rare Book and Manuscript - thư viện của đại học Yale. Cuốn sách được gọi là “bản thảo Voynich” vì người bán sách có tên là Wilifrid Voynich. Ông đã tìm thấy cuốn sách giữa chồng bản thảo cổ trong một thư viện vào năm 1912. Cho đến nay, cuốn sách vẫn là câu đố không lời giải đối với các học giả, những người viết mật mã và những người yêu sách.

1. Bản thảo Voynich: Cuốn sách chưa có ai có thể đọc được, nằm trong thư viện Beinecke Rare Book and Manuscript - thư viện của đại học Yale. Cuốn sách được gọi là “bản thảo Voynich” vì người bán sách có tên là Wilifrid Voynich. Ông đã tìm thấy cuốn sách giữa chồng bản thảo cổ trong một thư viện vào năm 1912. Cho đến nay, cuốn sách vẫn là câu đố không lời giải đối với các học giả, những người viết mật mã và những người yêu sách.

Bằng phương pháp cacbon phóng xạ (C14 dating), bản thảo được xác định ra đời vào thế kỉ 15. Các dòng chữ được viết bằng các chữ cái ghép với nhau theo một ngôn ngữ không ai có thể hiểu được. Nếu đây là mật mã thì thực sự bản thảo Voynich đang làm khó những chuyên gia giải mã cũng như người viết mật mã trong hơn 100 năm qua. Trong cuốn sách xuất hiện các hình vẽ đa dạng về các chủ đề, bao gồm cả một phần bào chế học với các hình vẽ minh họa cây cối, thảo dược, thuật giả kim và luận thuyết vũ trụ học.

2. Book of Soyga: John Dee là học giả, nhà toán học, chiêm tinh học, huyền bí học và giả kim nổi tiếng thời nữ hoàng Elizabeth. Ông còn là cố vấn cho tòa án của Elizabeth và sở hữu thư viện lớn nhất nước Anh với hơn 3.000 đầu sách. Dee tin rằng, các thiên thần của chúa đã tiết lộ cuốn sách “Book of Soyga” hay còn gọi là Aldaraia về Adam trong khu vườn thiên đường. Bí ẩn của cuốn sách thực sự bắt đầu sau cái chết của Dee. Thư viện của Dee đã bị cướp phá trong thời gian ông ở châu Âu một vài năm và ông đã bị bắt ép bán nhiều cuốn sách còn lại trong thư viện để nuôi sống bản thân vào cuối đời. Cuốn sách được cho là bị mất cho tới năm 1994, khi học giả Deborah Harkness phát hiện ra hai bản copy ở hai thư viện British ở London và Bodleian ở Oxford.

3. Cuốn sách bí ẩn của người Maya “Popol Vuh”: Vào năm 1701, thầy tu theo Thánh Dominica đến thị trấn nhỏ Chichicastenango ở Guatemala - nơi nằm sâu trong lãnh thổ của quốc gia Quiché trước đây. Những người dân trong thị trấn đã đưa cho ông xem một bản thảo, một bản copy phiên âm lời kể miệng - tất cả được sáng tạo sau cuộc xâm lược Mỹ Latin của Tây Ban Nha. Cuốn sách “Popol Vuh” được dịch là “Book of the People” (có thể tạm dịch là cuốn sách của loài người). Cuốn sách miêu tả về cách các vị thần sáng tạo ra thế giới và khám phá các bí mật khác. Popol Vuh không được nhiều người biết đến cho tới khi nó được Adrían Recinos phát hiện và xuất bản.

4. Cuốn sách Ripley: Cuốn sách thực chất là một loạt cuộn giấy được đặt tên theo George Ripley - một vị sư đến từ Yorkshire vào thế kỉ 15 và làm thêm như một nhà giả kim. Ông dành gần 20 năm du lịch vòng quanh châu Âu để tìm các bí mật về biến hóa và bất tử. Nhiều người tin rằng, ông đã tìm thấy cuốn sách “Ripley Scrolls” vào thời gian ông trở về Anh năm 1477.

Cuốn sách bàn về cách làm ra viên đá của nhà triết học theo trí tưởng tượng của George Ripley. Nội dung câu chuyện trong sách được hư cấu bởi hàng loạt những bức tranh bí ẩn. Với những người chưa biết đến thuật giả kim thì viên đá là thành phần chính trong thuốc tiên. Các hình vẽ trong cuốn sách cũng kèm theo những dòng chữ khó hiểu. Ví dụ như: “Bạn phải tạo ra nước của Trái Đất và Trái đất của không khí và không khí của lửa và lửa của Trái Đất”.

5. Mật mã Rohonc: Cuốn sách đã được lịch sử ghi lại vào năm 1838 khi bá tước Gusztáv Batthyány hiến tặng cuốn sách nằm trong thư viện của ông cho Học viện Hungari về khoa học. Ngôn ngữ được viết trong cuốn sách có nét tương đồng với hệ thống chữ viết Hungari cổ, tuy nhiên nó lại được chứng minh là một ngôn ngữ khác. Giống như bản thảo Voynich, chưa ai giải mã được mật mã này. Cuốn sách được tin là trò chơi khăm của người làm giả tài liệu lịch sử ở Hungari và người theo chủ nghĩa dân tộc Sámuel Literáti Nemes. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

6. Cuộn sách Biển Chết: Vào năm 1947, 2 người chăn dê ở Bedouin đã đi vào một hang động dọc Biển Chết ở Palestine. Họ đã có những phát hiện đáng kinh ngạc trong lịch sử, bao gồm nhiều cuộn sách có niên đại gần 2.000 năm trước cùng với những mảnh gốm, quần áo và gỗ ở nơi cư trú của người cổ đại được gọi là Qumran. Những cuộn sách này được tin là của một giáo phái Do Thái có tên là “Essenes”.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, cuộn sách là của các giáo phái khác như Sadducees, Pharisees hoặc Zealots. Những cuộn sách được giấu dưới những bình đất sét trong suốt thời gian quân đội La Mã cố gắng phá hủy văn hóa người Do Thái và đạo Cơ-đốc mới hình thành. Địa điểm khảo cổ Qumran đã bị người La Mã san phẳng vào năm 67 trước công nguyên và nhiều tro được tìm thấy ở khu vực này cho thấy họ đã đốt nhiều cuộn sách và sách.

7. Prodigiorum Ac Ostentorum Chronicon: Cuốn Prodigiorum của tác giả Konrad Lycosthenes là cuốn sách kì lạ tập hợp tất cả các điềm tốt và điềm xấu xoay quanh lịch sử nổi tiếng của châu Âu, từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại cho tới những lời tiên tri. Cuốn sách cũng mô tả và mô phỏng nhiều loại sinh vật cả trong thực tế và tưởng tượng. Nó cũng có nhiều bản khắc gỗ chính xác về các loài như tê giác, voi, lạc đà cũng như nhiều quái vật ở biển và những sinh vật giống người không đầu hoặc không có mặt. Cuốn sách được xuất bản cùng thời gian khi Nostradamus đang viết những lời tiên tri của mình.

8. The Codex Seraphinianus: Có quan điểm cho rằng, cuốn sách là “những lời nói dối nằm giữa ranh giới của chủ nghĩa hiện thực và tưởng tượng”. Cuốn sách là bách khoa toàn thư về một thế giới khác được sáng tạo bởi họa sĩ người Italia - Luigi Serafini. Codex Seraphinianus được viết bằng ngôn ngữ do chính ông sáng tạo và được minh họa bằng những hình vẽ nhiều màu sắc và kì lạ. Hiện, ngôn ngữ thần bí trong cuốn sách vẫn chưa được giải mã.

9. Codex Mendoz: Đây là một tài liệu lạ kỳ trong lịch sử. Cuốn sách được biên soạn hầu hết bởi Phó vương Antonio de Mendoza vào năm 1616 và được gửi tới Tây Ban Nha cho nhà vua nghiên cứu. Tuy nhiên, trên đường tới Tây Ban Nha, hạm đội thực hiện nhiệm vụ đã bị cướp biển Pháp tấn công nên cuốn sách cùng châu báu đều bị cướp.

Nhiều người biết đến Codex Mendoz khi nó nằm trong thư viện Bodeleian ở Oxford. Cuốn sách viết về người Aztec do những bộ tộc Aztect và những người cung cấp thông tin. Nhiều học giả coi cuốn sách là “khoa mô tả dân tộc tự động” đầu tiên và là tiểu sử của toàn bộ tộc được viết bởi các thành viên trong bộ tộc.

10. Những lời tiên tri của Nostradamus: Đây là cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Nội dung của cuốn sách là những lời tiên tri của Nostradamus trong hơn 400 năm qua, từ khi nó được xuất bản đầu tiên vào năm 1555. Vào thời gian này, người dân có nhu cầu cao trong việc sưu tập và tin theo những lời tiên đoán. Tác giả của cuốn sách - nhà tiên tri Nostradamus (hay Michel de Notredame) ban đầu làm nghề bào chế thuốc và bác sĩ dịch bệnh. Có lẽ ông sống trong giai đoạn bùng nổ bệnh dịch hạch nên dành sự quan tâm đặc biệt đối với tương lai như sách Khải Huyền - một cuốn sách tiên tri nhằm duy trì đức tin và niềm hi vọng cho con người khi gặp khó khăn thử thách.

Cuốn sách là những lời tiên tri được viết theo thơ bốn chữ, tiên đoán các loại thảm họa khác nhau. Người ta đưa ra rất nhiều truyền thuyết bí ẩn về ông. Nhiều người cho rằng, ông tiên đoán về mọi chuyện, trong đó bao gồm: sự kiện ngày 11/9, hai cuộc chiến tranh thế giới, 2 quả bom nguyên tử ném vào thành phố Hiroshima và Nagasaki.

11. Thư viện Nag Hammadi: Cuốn sách chép tay Nag Hammadi là tập hợp nhiều cuốn sách bao gồm cả quyển kinh thánh Gnostic. Nó có phần mở đầu gần giống với một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm thời Victoria. Vào năm 1945, một người nông dân tên là Muhammad Ali al-Samman đã phát hiện một hũ đất sét chứa 13 cuốn sách được bọc trong lớp vải da ở sa mạc phía thượng Ai Cập.

Ông đã để những cuốn sách ở nhà rồi ra ngoài cùng anh trai để chống lại kẻ thù của gia đình, khiến một số quyển vô tình bị đốt trong bếp lò, một số quyển bị đem bán ở chợ đen. Sau đó, một số cuốn đã được chính quyền Ai Cập chú ý và đưa vào lưu trữ tại bảo tàng Coptic ở Cairo.

Theo Đàm Thị Lan/Kiến thức

Theo Đàm Thị Lan/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-cuon-sach-la-ky-trong-lich-su-nhan-loai/20191011092707860