Những cuộc đột kích ảo tưởng nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2

Một điều khá bất ngờ là dù nghe có vẻ rất ảo tưởng, nhiều cuộc đột kích trong số này lại có kết quả cực kỳ khả quan.

 Chiến tranh Thế giới thứ hai là cuộc chiến quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại, có rất nhiều thứ vũ khí, chiến thuật, chiến lược hay thậm chí là các kế hoạch mang tính ảo tưởng, đã được vẽ ra trong suốt cuộc chiến, cốt là để mang về chiến thắng cuối cùng.

Chiến tranh Thế giới thứ hai là cuộc chiến quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại, có rất nhiều thứ vũ khí, chiến thuật, chiến lược hay thậm chí là các kế hoạch mang tính ảo tưởng, đã được vẽ ra trong suốt cuộc chiến, cốt là để mang về chiến thắng cuối cùng.

Trong số này, có không ít kế hoạch dù có vẻ bất khả thi, vẫn được tiến hành do không còn lựa chọn nào khả dĩ hơn. Đáng ngạc nhiên là rất nhiều trong số đó, đã thành công ngoài sự mong đợi.

Một trong những cuộc đột kích ảo tưởng nhất từng được lính đặc nhiệm Anh thực hiện, đó là tấn công các tàu chiến của Đức neo đậu tại Bordeaus, Pháp.

Điểm đáng nói là cuộc đột kích của Anh, chỉ sử dụng cano với vài chục lính đặc nhiệm tham gia. Kết quả của cuộc đột kích được đánh giá không quá cao, khi mà thủy triều đã khiến phần lớn lính biệt kích không tới được mục tiêu.

Tuy nhiên cuộc đột kích của Anh cũng khiến Đức bị ám ảnh, buộc phải tăng cường phòng thủ cảng Bordeaux, đổ nhiều tiền của, nhân lực vào việc bảo vệ khu cảng này để tránh sự việc tương tự xảy ra trong tương lai.

Một cuộc đột kích đầy táo bạo nhưng lại có cái kết không hoàn mỹ khác, chính là kế hoạch tiêu diệt tướng Erwin Rommel của biệt kích Anh.

Cuộc đột kích đã được tiến hành dựa vào nguồn tin tình báo đáng tin cậy, lính Anh đã lên kế hoạch tấn công vào trụ sợ chỉ huy của sĩ quan Đức. Đáng tiếc là Erwin Rommel lại không có mặt tại trụ sở, do chuyến bay của ông bị hoãn lại vì thời tiết xấu.

Chỉ có duy nhất hai lính biệt kích Anh sống sót trong vụ việc, tuy nhiên chính Erwin Rommel đã phải ngả mũ thán phục trước sự táo bạo của kế hoạch này. Vị nguyên soái Đức đã ra lệnh chôn cất tử tế những người lính Anh đã thiệt mạng bằng nghi lễ quân đội, thậm chí còn chụp ảnh và gửi về cho gia đình họ ở Anh, để bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông cho sự quả cảm của những người lính bên kia chiến tuyến.

Trong khi biệt kích Anh thường tung ra những chiến dịch cực kỳ ảo tưởng và gặt hái được ít thành công, thì quân kháng chiến ở Na Uy, lại thành công trong việc tấn công nhà máy chế tạo nước nặng của Đức đặt tại đây. Điều đáng nói là người Na Uy thành công tới hai lần.

Cần phải nói thêm, vị trí hiểm yếu của nhà máy chế tạo nước nặng được Đức đặt tại Na Uy, chỉ có duy nhất một đường độc đạo đi vào, nằm sát bên khe núi và phải vượt qua rất nhiều chốt chặn trước khi có thể vào tới cổng.

Vậy mà hai vụ tấn công liên tiếp của quân kháng chiến Na Uy, đã thành công nối tiếp nhau chỉ trong hai tháng ngắn ngủi, khiến quá trình vươn tới việc chế tạo thành công bom hạt nhân của Đức, bị đình trệ một cách đáng kể.

Biệt kích dù Đức dù ít được biết tới trong chiến tranh, nhưng cũng có nhiều chiến thắng vang đội. Một trong số đó chiến thắng vào năm 1940, khi 85 lính dù Đức, thành công chiếm một pháo đài ở Bỉ với 800 lính đồn trú.

Pháo đài Eben-Emael được xây dựng từ năm 1932 tới năm 1935, nhiệm vụ của lính dù Đức là phải chiếm hoặc phá hủy hoàn toàn pháo đài này, mở đường cho dàn xe tăng dài dằng dặc của Berlin kéo vào Bỉ.

Sau khi được thả dù đúng giữa pháo đài, 85 lính Đức đã chiếm được một khu vực rộng lớn ngay trong lòng quân Đồng minh, chiến đấu tới tận ngày hôm sau khi lục quân Đức tới nơi, lính Bỉ và đồng minh nhanh chóng đầu hàng.

Một kế hoạch điên rồ nhưng thành công mỹ mãn, đã ghi dấu ấn trong lịch sử biệt kích Anh, đó là kế hoạch ăn trộm trạm radar của Đức đặt tại Pháp. Để thực hiện kế hoạch này, lính Anh đã nhảy dủ thằng vào trạm radar, sau đó dàn quân bảo vệ trận địa, trong khi lính công binh Anh cố gắng tháo rời toàn bộ trạm radar này.

Sau đó, nhiệm vụ của họ là phải đưa dàn radar đã tháo rời, cùng toàn bộ tài liệu kỹ thuật, tù binh ra điểm hẹn ở bãi biển để đường tàu hải quân đón về nước. Dưới màn hỏa lực như mưa rào của đối phương, đáng ngạc nhiên là lính Anh đã thoát được thành công, thậm chí còn bắt được hai kỹ sư radar của Đức về khai thác.

Cho tới nay, chiến dịch Biting của biệt kích Anh vẫn được coi là một huyền thoại, khi lực lượng này đã mang được trọn vẹn dàn radar về nước, khiến Đức chịu thiệt hại nặng nề sau khi bị Đồng minh bắt bài, nhờ vào nghiên cứu dàn radar này. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc chiến đẫm máu giữa Nhật và Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-cuoc-dot-kich-ao-tuong-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-2-1540450.html