Những công trình đồ sộ Liên Xô để lại giữa băng tuyết Viễn Đông

Cuốn sách ảnh 'Concrete Siberia: Soviet Landscapes of the Far North' mở ra cánh cửa khám phá các công trình kiến trúc bí ẩn và đặc sắc của chủ nghĩa xã hội hiện đại.

 Nhiếp ảnh gia Alexander Veryovkin và hai tác giả David Navarro & Martyna Sobecka của nhà xuất bản Zupagrafika đã có ý tưởng khắc họa lại những công trình đồ sộ nhưng ít được biết đến từ thời Xô viết tại các thành phố lớn của Siberia. Ảnh: Zupagrafika.

Nhiếp ảnh gia Alexander Veryovkin và hai tác giả David Navarro & Martyna Sobecka của nhà xuất bản Zupagrafika đã có ý tưởng khắc họa lại những công trình đồ sộ nhưng ít được biết đến từ thời Xô viết tại các thành phố lớn của Siberia. Ảnh: Zupagrafika.

Cuốn sách tái hiện lại 6 thành phố: Novosibirsk, Omsk, Krasnoyarsk, Norilsk, Irkutsk và Yakutsk và mang đến một góc nhìn mới về kiến trúc của những nơi này sau chiến tranh. Ảnh: Zupagrafika.

Thông qua Concrete Siberia, các tác giả muốn chia sẻ về kiến trúc, điều đã hấp dẫn họ và khiến họ kỳ công ghi lại chúng bằng nhiều cách trong suốt thập kỷ qua. Ảnh: Zupagrafika.

Với tác phẩm mới nhất này, các tác giả muốn mang tới cái nhìn cận cảnh về sự ảnh hưởng của Liên Xô đến kiến trúc và sự phát triển đô thị ở Siberia. Ảnh: Zupagrafika.

Nhiều tòa nhà được chụp trong cuốn sách chưa được xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Ảnh: Zupagrafika.

Các tác giả chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng cuốn sách này có thể là một phương tiện giúp mọi người khám phá những địa điểm và công trình chưa nhận được nhiều sự chú ý nhưng đã góp phần tạo dựng nên cảnh quan phố thị của Siberia và có lẽ, để đánh giá chúng đúng với giá trị thực”. Ảnh: Zupagrafika.

Kiểu chữ, một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của kiến trúc Liên Xô, xuất hiện từ các khu nhà ở đến các tòa nhà công cộng. Ảnh: Zupagrafika.

Thiết kế của các rạp xiếc, nhà hát, rạp chiếu phim bằng bê tông xuất hiện tại Moscow phần nào được đưa tới vùng cực Bắc. Ảnh: Zupagrafika.

Một số kiến trúc sư địa phương đã dựa vào kiến trúc ban đầu của Liên Xô và đưa vào sự giải thích của riêng họ về kiến trúc hiện đại để tạo nên các công trình hòa hợp hơn với cảnh quan và khí hậu, như sân vận động Trung tâm ở Krasnoyarsk của Vitaly Orekhov. Ảnh: Zupagrafika.

Một điều cần chú ý nữa là đối tượng của cuốn sách là các công trình tại các thành phố rất khắc nghiệt. Ảnh: Zupagrafika.

Nhiếp ảnh gia Veryovkin đã đến hai thành phố lạnh nhất trên Trái Đất, Yakutsk và Norilsk, nơi nhiệt độ thường xuyên lên tới -30 độ C. Các dãy bê tông bảo vệ khu vực nội thành của Norilsk khỏi những cơn gió khắc nghiệt là một lời nhắc nhở nghiêm túc về tác động khí hậu cực đoan trong môi trường đô thị. Các tác giả cuốn sách đang cố gắng vẽ nên một bức tranh toàn diện về di sản kiến trúc của Liên Xô, điều chưa được công chúng chú ý. Tác phẩm này giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp tinh túy của kiến trúc sau chiến tranh, từ những lý tưởng và thiếu sót của nó để tạo tiền đề cho những tri thức mới về thời kỳ này trong lịch sử kiến trúc. Ảnh: Zupagrafika.

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-cong-trinh-do-so-lien-xo-de-lai-giua-bang-tuyet-vien-dong-post1094530.html