Những công nghệ thời cổ đại khoa học muôn đời không giải mã

Trong lịch sử nhân loại, một số công nghệ thời cổ đại bị thất truyền. Các nhà nghiên cứu hy vọng việc nghiên cứu những công trình, cổ vật hàng ngàn tuổi sẽ sớm làm sáng tỏ những công nghệ siêu đẳng của người xưa.

Một công nghệ thời cổ đại khiến giới khoa học "bối rối" chưa tìm ra lời giải là cỗ máy Antikythera. Nó có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi được phát hiện năm 1901 trong lúc các thợ lặn trục vớt kho báu từ tàu buôn gặp nạn ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp. Con tàu này bị đắm trong một trận bão ở thế kỷ 1 trước Công nguyên khi đi qua giữa Crete và Peloponnese trên hành trình tới Rome.

Một công nghệ thời cổ đại khiến giới khoa học "bối rối" chưa tìm ra lời giải là cỗ máy Antikythera. Nó có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi được phát hiện năm 1901 trong lúc các thợ lặn trục vớt kho báu từ tàu buôn gặp nạn ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp. Con tàu này bị đắm trong một trận bão ở thế kỷ 1 trước Công nguyên khi đi qua giữa Crete và Peloponnese trên hành trình tới Rome.

Antikythera được xem là cỗ máy tính cổ nhất thế giới. Theo các chuyên gia, cỗ máy này bị mất 2/3 bộ phận khiến việc giải mã cách thức hoạt động của nó trở nên khó khăn. Hiện giới nghiên cứu mới tìm được 82 mảnh vỡ riêng biệt của cổ máy này.

Nằm trong hộp gỗ cao 30 cm, cỗ máy Antikythera có những dòng chữ khắc nêu hướng dẫn sử dụng và bao gồm hơn 30 bánh răng bằng đồng nối với các mặt đồng hồ và con trỏ.

Theo các chuyên gia, người Hy Lạp thời xưa đã tạo ra cỗ máy Antikythera nhằm thể hiện sự chuyển động của vũ trụ, dự đoán quỹ đạo của 5 hành tinh, các pha của Mặt Trăng, nhật thực và nguyệt thực. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu nỗ lực giải mã cách thức hoạt động của cỗ máy khoảng 2.000 tuổi này.

Những tàn tích của bức tường đá Sacsayhuaman có từ thời điểm trước Đế chế Inca nằm ở vùng ngoại ô phía bắc phố cổ Cusco, Peru trở thành bí ẩn lớn đối với nhân loại. Đến nay, giới nghiên cứu vẫn đang nỗ lực giải mã kỹ thuật ghép đá của người xưa.

Điều này xuất phát từ việc người xưa đã ghép những tảng đá có kích thước khác nhau nặng từ 100 - 200 tấn một cách hoàn hảo giống như chơi ghép hình.

Những khối đá này được ghép lại khớp với nhau một cách hoàn hảo đến mức một mảnh giấy cũng không thể chèn lọt qua. Thêm nữa, những phiến đá này đều được ghép khô, tức là không dùng bất kì chất kết dính nào.

Cột sắt Delhi là một trong những di tích cổ nổi tiếng nhất Ấn Độ. Với niên đại hơn 1.600 năm tuổi, công trình này không bị gỉ sét khiến giới chuyên gia tò mò người xưa đã sử dụng công nghệ nào để luyện sắt.

Theo các nhà nghiên cứu, cột sắt Delhi được tạo ra từ thế kỷ thứ 4 dưới thời nhà vua Chandragupta II (trị vì từ năm 375 - 413). Công trình này được xây dựng nhằm tôn thờ các vị thần bảo hộ của người Hindu. Tính từ mặt đất, cột sắt Delhi cao 6,3m. Cột sắt này còn có phần đế chôn sâu 1m dưới đất.

Đường kính của cột giảm dần khi phần chân cột là 48 cm nhưng lên đỉnh cột chỉ còn 29 cm. Ở giữa cột là một đoạn văn tự viết bằng tiếng Phạn cổ, với nội dung ca ngợi một vị vua. Các nhà nghiên cứu suy đoán người xưa đã sở hữu công nghệ luyện sắt hoàn hảo giúp công trình này không bị gỉ sét theo năm tháng như nhiều kiến trúc khác.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (theo Ancient origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-cong-nghe-thoi-co-dai-khoa-hoc-muon-doi-khong-giai-ma-1818729.html